Sẽ tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ ngày 1/7
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
Theo đó, công tác tập huấn về Phiếu bảng kê hộ và trang trại, Phiếu doanh nghiệp trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 đã được Cục Thống kê tổ chức mới đây với sự tham dự của lãnh đạo và công chức phụ trách chuyên môn của 63 Chi cục Thống kê cả nước. Qua đó, giúp trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, quy trình lập bảng kê, bảo đảm thực hiện đúng phương án điều tra và nâng cao chất lượng số liệu thu thập được. Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp là 1 trong 3 cuộc tổng điều tra thống kê có quy mô lớn nhất, được tổ chức theo chu kỳ 10 năm/lần. Điều này nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) Nguyễn Thị Hương cho biết: cuộc tổng điều tra lần này có nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững, đòi hỏi một nền tảng dữ liệu đủ mạnh để phục vụ công tác hoạch định chính sách, phân tích xu hướng phát triển, phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia và đáp ứng các yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn nhằm đáp ứng các mục đích chính. Thứ nhất, đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững cho khu vực nông thôn và ngành nông, lâm, thủy sản. Từ đó, cải thiện mức sống cho người dân nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương; Bên cạnh đó, phục vụ nghiên cứu đánh giá quy mô, cơ cấu lao động nông thôn và lao động nông, lâm, thủy sản; thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn; tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông thôn và nông, lâm, thủy sản; phục vụ so sánh quốc tế về các chỉ tiêu nông thôn và khu vực nông, lâm, thủy sản; Cùng với đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông, lâm, thủy sản, phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu, làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hàng năm về lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và đáp ứng các yêu cầu thống kê khác. Theo Cục Thống kê, yêu cầu của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 đặt ra là việc tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc tổng điều tra phải thực hiện theo đúng quy định của phương án tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Đồng thời, bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các thông tin quy định trong phương án tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025; bảo mật thông tin thu thập từ các đơn vị điều tra theo quy định của Luật Thống kê. Cùng đó, việc quản lý và sử dụng kinh phí của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 phải bảo đảm đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 bao phủ tất cả các hộ dân cư có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; bao gồm cả các hộ tự sản xuất và hộ làm thuê, các trang trại sản xuất và khu vực nông thôn, nơi cư trú của người dân dù không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Việc phân định rõ các đối tượng này là cơ sở quan trọng để xác định địa bàn điều tra, đảm bảo không trùng lặp hay bỏ sót bất kỳ đơn vị điều tra nào.
Cục Thống kê cho biết: Thời điểm thu thập thông tin của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 được tiến hành như sau: Các chỉ tiêu thống kê theo thời điểm được thu thập thông tin theo số thực tế tại thời điểm ngày 01/7/2025. Các chỉ tiêu thống kê theo thời kỳ được thu thập thông tin theo số phát sinh trong 12 tháng trước thời điểm điều tra; hoặc số chính thức năm 2024, hoặc thời kỳ được quy định cụ thể trong từng loại phiếu điều tra.
Cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết: Với những thay đổi và cải tiến đáng kể trong quy trình thực hiện, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025có nhiều điểm mới so với các kỳ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 lần trước, như: thông tin thu thập trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025nhiều hơn so với năm 2016 nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thông tin của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, cơ cấu lao động nông thôn. Thu thập thông tin với mức độ bao phủ đầy đủ hơn, trong đó, thu thập thông tin của toàn bộ cây trồng, vật nuôi của hộ thay vì chỉ thu thập thông tin đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu do đã áp dụng phiếu điều tra điện tử nên dễ dàng hơn trong thiết kế phiếu và thu thập thông tin. Bổ sung thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của trang trại… Mặt khác, sẽ thay đổi về về thiết kế và phương pháp thực hiện phiếu bảng kê hộ giúp thu thập đầy đủ thông tin và tiết kiệm kinh phí; đồng thời, kết nối thông tin của Phiếu trang trại và Phiếu hộ dân cư giúp nâng cao chất lượng thông tin và khai thác các thông tin đa chiều phục vụ phân tích và biên soạn báo cáo… Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện số liệu như ứng dụng học máy để kiểm tra hoàn thiện mã ngành của hộ dựa trên căn cứ về ngành của lao động trong hộ; sử dụng bản đồ số trong một số công đoạn của Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Một trong những bước quan trọng để triển khai hiệu quả và thành công cuộc Tổng điều tra là công tác lập bảng kê hộ. Đây là hoạt động nhằm lập danh sách tất cả các hộ dân cư thuộc phạm vi điều tra, làm nền tảng cho việc phân chia địa bàn điều tra và tuyển chọn điều tra viên phù hợp. “Có thể nói, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 không chỉ là một nhiệm vụ thống kê đơn thuần, đây còn là “cuộc tổng rà soát” toàn diện, khoa học và chính xác về thực trạng khu vực nông thôn - nông nghiệp, từ đó định hình các chính sách phát triển bền vững, hiệu quả và sát thực tế”, Cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
5 nhà "bắt tay" để phát triển nông nghiệp xanh bền vững
11:03' - 08/05/2025
Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Không bao hàm "ưu đãi vô điều kiện"
14:34' - 06/05/2025
Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí đã có trao đổi với báo chí xung quanh chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bảy nhiệm vụ then chốt của ngành nông nghiệp và môi trường
17:46' - 05/05/2025
Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là 1 trong 7 nhiệm vụ then chốt của ngành nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Ba kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ
11:25' - 21/04/2025
Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 2: Giữ vững ngôi đầu
21:59' - 08/05/2025
Không phải ngẫu nhiên Hải Phòng giữ vững ngôi đầu ba bảng xếp hạng uy tín - thành công này là kết quả của chiến lược cải cách quyết liệt, đột phá số hóa và hạ tầng hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 1: Bứt phá ngoạn mục
21:58' - 08/05/2025
Xuất sắc đứng đầu ba chỉ số uy tín PCI, PAR Index và SIPAS năm 2024, Hải Phòng khẳng định vị thế tiên phong trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
20:07' - 08/05/2025
Trên cơ sở Nghị quyết 68, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68, gồm 3 nhóm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng hiện thực hóa tầm nhìn từ bổ trợ đến dẫn dắt
19:08' - 08/05/2025
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp về kỳ vọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa kinh tế tư nhân từ vị thế “bổ trợ” sang vai trò “dẫn dắt” nền kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
18:25' - 08/05/2025
Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất bổ sung, nâng cấp nhiều tuyến đường kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng – Bình Thuận
18:24' - 08/05/2025
Ba tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch, xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý tàu cá
17:49' - 08/05/2025
Tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
17:48' - 08/05/2025
Chiều 8/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:45' - 08/05/2025
Với mức tăng trưởng GDP trong quý I/2025 đạt 6,93%, Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP của cả năm 2025 sẽ đạt được 8% trở lên.