Sinh viên ngành Y “xung trận” chống dịch COVID-19
Là những thầy thuốc tương lai, nhiều bạn sinh viên y khoa hiểu rằng khi dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp, việc tình nguyện “xung trận” chống dịch chính là trách nhiệm của mình.
* Đội xung kích hỗ trợ chống dịch Những ngày cuối tháng 3, Trần Duy Quân, sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cùng các bạn trong lớp được phân công đến một khu lưu trú công nhân trên địa bàn phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức để tuyên truyền cách phòng, chống dịch.Các em chia sẻ nhiều thông tin bổ ích cho người dân như hướng dẫn đeo khẩu trang sao cho đúng cách, cách rửa tay với dung dịch sát khuẩn như thế nào đảm bảo diệt hết virus, xử lý vệ sinh không gian sống…
“Đa số người dân vẫn chưa biết cách phòng dịch đúng như ho, hắt hơi vào lòng bàn tay, rửa tay qua loa… Nhiệm vụ của chúng em là giúp cộng đồng biết được việc đó để phòng bệnh. Người dân cần phải có những kiến thức để biết cách phòng bệnh, tự bảo vệ bản thân, dịch bệnh mới không thể lây lan”, Quân chia sẻ.
Cùng thời điểm đó, đội hình sinh viên tình nguyện khác do các bạn sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng có mặt tại một khu dân cư trên địa bàn Quận 8 để hướng dẫn người dân cách phòng dịch hiệu quả.Tại đây, các sinh viên hướng dẫn người dân điền thông tin khai báo y tế trên điện thoại thông minh, lưu ý các phụ huynh thường xuyên nhắc con em mình rửa tay, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Những chai cồn y tế loại nhỏ do các bạn sinh viên pha chế đã được gửi tặng người dân tại đây.
Đây là hai trong những đội hình thầy thuốc trẻ và sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động. Đội hình đã tập hợp được 200 chiến sĩ là các y bác sỹ trẻ, nhân viên các phòng khám, bệnh viện, hội viên Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố và các sinh viên các trường y khoa trên địa bàn.Đội hình này tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân tại các cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước dịch COVID-19.
Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, đội hình kết hợp với việc phun xịt thuốc khử khuẩn tại các địa điểm tổ chức tập huấn.
Đến nay, đội hình thầy thuốc trẻ và sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch đã triển khai thực hiện tập huấn tại các trường học, khu lưu trú công nhân, khu dân cư tại quận Thủ Đức, Quận 6 và Quận 8. Đồng thời, đội hình còn tham gia hỗ trợ việc nhập thông tin phiếu khai báo y tế tại các trung tâm cách ly tập trung của Thành phố và hỗ trợ các cơ quan chức năng, ngành Y tế điều tra dịch tễ trong cộng đồng. * Sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu Mặc dù đã được nghỉ học nhưng mỗi tuần 1 lần, em Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, sinh viên năm 6 ngành y đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vẫn đến trường. Thanh là một trong 10 sinh viên đầu tiên đăng ký tình nguyện tham gia chống dịch khi Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phát động lời kêu gọi.Do đó, em bắt buộc phải tham gia các lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống bệnh truyền nhiễm để sẵn sàng ra tuyến đầu. Thanh kể, dù quyết định của em nhận được sự ủng hộ từ gia đình nhưng nhiều bạn bè, người thân lại ra sức ngăn cản. Họ cho rằng, em tham gia chống dịch là quá mạo hiểm, là đi vào chỗ chết. “Là một thầy thuốc tương lai, trong thời điểm lịch sử này, em nghĩ rằng việc tham gia chống lại dịch bệnh không chỉ là trách nhiệm mà còn là một trải nghiệm đáng quý cho nghề nghiệp sau này”, Thanh chia sẻ.
Có bố là bác sỹ, mẹ là dược sỹ đã nghỉ hưu nên quyết định tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Nguyễn Xuân Đan, sinh viên năm cuối ngành y đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được ủng hộ tuyệt đối.
“Ban đầu, khi quyết định tham gia chống dịch, em và các bạn cũng có những lo lắng như sự lóng ngóng của bọn em sẽ làm vướng tay, vướng chân các anh chị nhân viên y tế hoặc làm sao để đảm bảo an toàn cho bản thân, không mang mầm bệnh về cho gia đình, cộng đồng… Nhưng sau khi được các thầy cô tập huấn kỹ, giờ em có thể tự tin ra trận”, Xuân Đan cho hay.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện cách ly số lượng lớn người nghi nhiễm, người trở về từ vùng dịch, người có tiếp xúc gần với người nhiễm.Do đó, ngành Y tế và các lực lượng chức năng đang “căng mình” giám sát, theo dõi đối tượng này. Ngoài ra, khi các ca bệnh càng nhiều, công tác điều tra dịch tễ trong cộng đồng càng trở nên phức tạp. Đây là lúc cần sự vào cuộc của lực lượng sinh viên y khoa.
Các sinh viên năm cuối của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là những người đã được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản, từng trải qua nhiều kỳ thực tập tại các bệnh viện nên có thể chung tay hỗ trợ khi Thành phố cần.
Hiện Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đang có hơn 1.000 sinh viên năm cuối và có thể tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch của Thành phố.“Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức các đội hình sinh viên và thầy thuốc trẻ chuẩn bị tham gia hỗ trợ ngành Y tế. Trước khi “ra trận”, các em sẽ được tập huấn để hiểu rõ các hoạt động cần hỗ trợ, cách bảo hộ an toàn cho chính bản thân và cộng đồng”, Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Hiệp cho hay.
Cũng theo Phó Giáo sư Hiệp, đội hình sinh viên tham gia chống dịch sẽ tham gia hỗ trợ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố các công việc như: nhập dữ liệu vi tính các thông tin ca bệnh và đối tượng liên quan, các thủ tục hành chính, lập cây phả hệ theo dõi sự lan truyền bệnh, tham gia giám sát điều tra dịch tễ trong cộng đồng, thực hiện theo dõi sức khỏe cho những người cách ly tại các khu cách ly… “Sinh viên y khoa sẽ được phân công các công tác phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình. Phải nhấn mạnh rằng, các hoạt động trên được thực hiện dưới sự tổ chức của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố chứ không phải là là hoạt động tự phát nhằm đảm bảo hiệu quả và mức an toàn cao nhất cho sinh viên tham gia chống dịch và cộng đồng”, Phó Giáo sư Nguyễn Thanh Hiệp nêu rõ. Sẵn sàng lên đường tham gia chống dịch là tinh thần của hầu hết các sinh viên đang được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ tại hai trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. “Chỉ cần Tổ quốc cần, thành phố cần, người dân cần chúng em sẽ lên đường ngay”, Lê Vĩnh Nghi, sinh viên năm cuối ngành y đa khoa, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Dịch COVID: Xử lý hình sự một số vụ điển hình nhằm răn đe trong công tác phòng chống dịch
07:50' - 05/04/2020
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa có chỉ thị yêu cầu các đơn vị liên quan và tòa án cùng cấp xử lý nghiêm những hành vi phạm tội liên quan phòng chống dịch COVID-19 theo Bộ luật Hình sự.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 sáng 5/4: Châu Âu, Italy đã ghi nhận giảm số ca điều trị tích cực
06:12' - 05/04/2020
Tại châu Âu, Italy đã ghi nhận giảm số ca điều trị tích cực trong 24h qua. Tuy nhiên, Tây Ban Nha, Itay, Đức và Pháp đã vượt xa Trung Quốc, nơi khởi nguồn của dịch bệnh này, về tổng số ca nhiễm.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáng tạo trong phòng, chống dịch COVID-19 ở Hà Nội
06:00' - 05/04/2020
Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
EU vẫn chưa thống nhất được kế hoạch chi tiêu chung để ứng phó dịch COVID-19
22:23' - 04/04/2020
Hiện tại, 27 quốc gia thành viên EU đang ứng phó dịch COVID-19 với các kế hoạch chi tiêu riêng, trong đó các nước giàu như Đức và Hà Lan có thể thực hiện các gói chi tiêu lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48'
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hà Nội: Gần 150 bộ hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ
15:00' - 22/11/2024
Theo những người cao tuổi sống lâu năm ở ngõ 167 Tây Sơn, những bộ hài cốt vừa mới phát hiện cũng như những bộ hài cốt phát hiện trước đây đều có niên đại khá lâu, khoảng 50-70 năm về trước.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/11
05:00' - 22/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hội Cựu chiến binh TTXVN bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội”
18:08' - 21/11/2024
Hội Cựu chiến binh TTXVN phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” tại xã Quảng Hưng, Quảng Trạch (Quảng Bình).
-
Đời sống
Ba câu hỏi giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
15:20' - 21/11/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng 3 câu hỏi để giúp nhanh chóng phát hiện bệnh Alzheimer và chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/11
05:00' - 21/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 20/11
05:00' - 20/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 20/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 20/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Đức ÖSD
16:34' - 19/11/2024
Sau Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã có thêm đơn vị được cấp phép tổ chức thi ÖSD tại Việt Nam.