Sôi động cuộc đua trí tuệ nhân tạo
Dự báo về bước phát triển tiếp theo của trí tuệ nhân tạo (AI) sau ChatGPT, tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp cho rằng có ba yếu tố quyết định tương lai của AI tạo sinh, đó là sức mạnh thuật toán, dữ liệu và nguồn lực tài chính.
AI tạo sinh (Generative AI) là một loại trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc tạo ra nội dung/dữ liệu mới dựa trên dữ liệu hiện có; đây cũng là một phần ứng dụng của lĩnh vực máy học (Machine Learning).
Ngay khi mới ra đời, AI tạo sinh đã được đón nhận với một sự phấn khích chưa từng có. Chỉ hai tháng sau khi ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT đã có trên 100 triệu người dùng. Tìm kiếm trên Internet về "trí tuệ nhân tạo" đã bùng nổ. Hơn 40 tỷ USD vốn mạo hiểm đã được đầu tư vào các công ty AI chỉ trong nửa đầu năm 2023.
Sự phấn khích của người dùng đối với thử nghiệm này sau đó đã giảm đi một chút, việc sử dụng ChatGPT đã giảm và số lượng người truy cập Internet tìm kiếm "AI" trên Google cũng ít hơn. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được Masayoshi, một nhà đầu tư người Nhật Bản nổi tiếng với việc chỉ đầu tư vào các lĩnh vực hoặc thị trường tiềm năng, có thể sẽ đầu tư vào OpenAI - công ty tạo ra ChatGPT.
Một giai đoạn thứ hai nghiêm túc hơn đang bắt đầu mở ra. Một ngành công nghiệp hoàn toàn mới, dựa trên các mô hình trí tuệ nhân tạo cực mạnh, đang bắt đầu hình thành.
Có ba điểm chiến lược sẽ xác định mô hình của ngành công nghiệp này trong tương lai và sẽ chỉ ra liệu OpenAI có tiếp tục giữ vị trí thống trị của mình không hay sẽ phải nhường ngôi cho đối thủ khác trong ngành. Đó là sức mạnh thuật toán, dữ liệu và nguồn lực tài chính.
Điểm đầu tiên là sức mạnh của thuật toán, vốn đòi hỏi một nguồn lực tài chính lớn, buộc các nhà phát triển mô hình thuật toán phải làm việc một cách hiệu quả. Với các chi phí khổng lồ cần thiết cho việc huấn luyện và triển khai các mô hình mạnh hơn, OpenAI hiện chưa bắt đầu làm việc trên mô hình lớn tiếp theo của họ, ví dụ GPT-5, mà thay vào đó, họ đang tập trung vào việc phát triển GPT-4.5, một phiên bản cải tiến của sản phẩm chính hiện tại của họ.
Yếu tố này có thể giúp các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh như Google bắt kịp sự phát triển của OpenAI. Gemini, mô hình tốt nhất của tập đoàn công nghệ lớn này, đang chuẩn bị được cho ra mắt, dự kiến sẽ mạnh hơn so với phiên bản hiện tại của mô hình của OpenAI.
Chi phí cao đối với công nghệ này cũng khuyến khích sự gia tăng đáng kể của các mô hình nhỏ hơn, được tạo ra để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể dựa trên dữ liệu cụ thể. Một ví dụ là công ty khởi nghiệp Replite cung cấp các công cụ, dịch vụ hoặc sản phẩm liên quan đến lập trình máy tính để hỗ trợ các chuyên gia phát triển chương trình.
Các mô hình mã nguồn mở cũng làm cho việc tham gia của cá nhân và các công ty mới vào lĩnh vực AI tạo sinh trở nên dễ dàng hơn. Theo số liệu của Hugging Face, một công ty chuyên về AI, có khoảng 1.500 phiên bản khác nhau của những mô hình này, mỗi phiên bản được tinh chỉnh để thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.
Dữ liệu là yếu tố thứ hai định hình thị trường AI tạo sinh. Tất cả các mô hình này hiện đang cố gắng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Những mô hình lớn nhất như của OpenAI và Google đòi hỏi nhiều dữ liệu và tính toán để huấn luyện và hoạt động hiệu quả: Chúng đã được huấn luyện trên hơn 1.000 tỷ từ, tương đương với hơn 250 Wikipedia bằng tiếng Anh.
Khi các mô hình trở nên quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trong tương lai thì việc phát triển và sử dụng các mô hình này sẽ đòi hỏi nhiều dữ liệu hơn nữa để duy trì và cải thiện tính hiệu quả. Tuy nhiên, dường như các giới hạn của Internet đã đến mức tột đỉnh. Vì vậy, nhiều chuyên gia nghiên cứu và tạo ra các mô hình thuật toán đã ký hợp đồng với các công ty hoặc tổ chức trong lĩnh vực báo chí và nhiếp ảnh. Một số khác đang cố gắng tạo ra dữ liệu "tổng hợp" bằng cách sử dụng các thuật toán, thay vì được thu thập từ nguồn dữ liệu thực tế; một số thì đang cố gắng làm việc với các dạng dữ liệu mới, chẳng hạn như video. Mục tiêu theo đuổi là thiết lập một mô hình vượt trội so với các đối thủ.
Cơn khát dữ liệu và sức mạnh tính toán của AI tạo sinh càng làm tăng thêm tầm quan trọng của yếu tố thứ ba trong phương trình, đó là nguồn lực tài chính. Nhiều nhà xây dựng các mô hình thuật toán đang chuyển hướng từ phát triển các robot như ChatGPT, được dành cho công chúng, sang việc tập trung vào các doanh nghiệp hoặc lĩnh vực có khả năng sinh lợi nhuận cao hơn. OpenAI, bắt đầu hoạt động vào năm 2015 như một tổ chức phi lợi nhuận, đã thể hiện sự nhiệt huyết đặc biệt trong việc này. Công ty không chỉ cấp phép cho Microsoft sử dụng các mô hình của mình mà còn thiết lập các công cụ được thiết kế riêng cho các công ty như Morgan Stanley và Salesforce.
Một cách tiếp cận khác là hợp tác với các nhà phát triển phần mềm để họ sử dụng và phát triển các ứng dụng dựa trên mô hình của OpenAI. Mục tiêu là tạo ra một mạng lưới của các ứng dụng và dự án liên quan đến trí tuệ nhân tạo thu hút nhiều người sử dụng và phát triển hơn. OpenAI cung cấp các công cụ giúp họ tạo ra sản phẩm bằng cách sử dụng các mô hình của OpenAI. Trong khi Meta, công ty của Facebook, hy vọng rằng LlamA, mô hình mã nguồn mở của họ, sẽ giúp tạo ra một cộng đồng lập trình viên trung thành.
Vậy trong cuộc đua công nghệ trí tuệ này, ai sẽ là người giành chiến thắng? Các công ty như OpenAI với số lượng người dùng lớn và Google với nguồn lực tài chính mạnh sẽ có lợi thế ban đầu. Tuy nhiên, chừng nào sức mạnh tính toán và dữ liệu vẫn còn là một rào cản, thì việc tìm kiếm giải pháp vẫn là một thách thức quan trọng.
Người nào có khả năng tạo ra các mô hình hoặc giải pháp hiệu quả nhất, cách tổng hợp dữ liệu thông minh nhất hoặc có khả năng thuyết phục khách hàng tiềm năng bằng lập luận hấp dẫn nhất sẽ có cơ hội lớn để thành công và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Sự phấn khích ban đầu có thể đã suy giảm, song cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo thì chưa thể kết thúc./.
- Từ khóa :
- chat gpt
- trí tuệ nhân tạo
- openai
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ban hành sắc lệnh về trí tuệ nhân tạo
07:41' - 31/10/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 30/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể gây ra.
-
Công nghệ
Mỹ công bố kế hoạch ngừng chuyển giao các loại chip trí tuệ nhân tạo
10:38' - 19/10/2023
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố kế hoạch ngừng chuyển giao các loại chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do Nvidia và nhiều hãng công nghệ của nước này sản xuất cho nước ngoài.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo sẽ khiến nền kinh tế Mỹ chuyển đổi ra sao?
05:30' - 13/10/2023
Với mức độ ảnh hưởng rộng lớn của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Một số người đang phỏng đoán bao nhiêu việc làm có thể bị thay thế hay tăng thêm do AI.
-
DN cần biết
ChatGPT đã có thể lấy dữ liệu trực tiếp trên internet
07:26' - 02/10/2023
Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh ChatGPT hiện nay đã có thể truy cập Internet để thu thập dữ liệu và các thông tin thời gian thực.
-
Doanh nghiệp
OpenAI hướng tới phát triển dòng điện thoại thông minh trang bị trí tuệ nhân tạo
07:47' - 30/09/2023
Công ty phát triển ChatGPT, đang đàm phán với cựu giám đốc thiết kế của Apple - Jony Ive về kế hoạch thiết kế một dòng "iPhone trí tuệ nhân tạo (AI)".
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30'
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30'
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.