Sự chuyển hướng trong cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc
Đây là một sự thừa nhận quan trọng rằng cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đang nóng lên, đồng thời cũng là một chấp nhận thất bại muộn màng của Washington trong cách tiếp cận của Mỹ đối với Trung Quốc.
Kế hoạch chuyển hướng đó đã được thể hiện rõ trong bài phát biểu về quan hệ Mỹ-Trung mang tính bước ngoặt gần đây của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence.
Bài phát biểu chỉ trích Bắc Kinh tiến hành một "chiến dịch ám muội" trong nhiều lĩnh vực với nhiều nguồn lực nhằm gây ảnh hưởng tại Mỹ và đặt chiến dịch này vào bối cảnh cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc vốn được phát động trên mọi lục địa và trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh việc cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang tấn công vào các lợi ích chính trị của chính quyền Trump, ý nghĩa thực sự của bài phát biểu chính là lời hứa Washington sẽ bắt đầu đối đầu với chiến lược bành trướng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, phản đối sự đàn áp nội bộ và buộc Chính phủ Trung Quốc phải thay đổi hành vi trên cả hai mặt trận.
Ông Pence khẳng định Mỹ sẽ không mềm mỏng trừ khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được dựa trên sự công bằng, tính đối ứng và sự tôn trọng chủ quyền, đồng thời tuyên bố chính quyền Trump sẽ “thiết lập lại” mối quan hệ song phương theo một cách cơ bản.
Bài phát biểu của ông Pence cũng chỉ rõ cách thức mà Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ và các nước khác trên toàn thế giới. Nhắc đến sự bành trướng về kinh tế, sự mạo hiểm về quân sự, các hoạt động gây ảnh hưởng và tăng cường sự độc đoán của Trung Quốc.
Ông Pence cho rằng Bắc Kinh từ lâu đã quyết định từ bỏ cam kết hợp tác thực sự với Washington trong khi quan điểm của Mỹ là mong muốn một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc càng ngày càng xa rời quan điểm này.
Bài phát biểu của ông Pence được đưa ra sau gần hai năm chính quyền Tổng thống Trump thực hiện việc xác định, vạch trần và đối đầu với những nỗ lực ngày càng lớn của Trung Quốc nhằm can thiệp vào tất cả mọi khía cạnh đời sống của Mỹ, bao gồm chính trị, chính sách, học thuật và báo chí.
Những nỗ lực này nhằm thực hiện kế hoạch của Bắc Kinh trong việc mở rộng chiến lược và kinh tế, trong đó có cả các hoạt động thương mại không công bằng, chính sách ngoại giao với “cạm bẫy nợ” đối với các nước đang phát triển, gián điệp kinh tế...” nhằm khống chế và ép buộc tất cả những ai muốn tiếp cận Trumg Quốc phải trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo một báo cáo gần đây về các lỗ hổng trong ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, quân đội Mỹ bị phụ thuộc vào các sản phẩm từ Trung Quốc và Bắc Kinh đang cố tình tìm cách làm suy yếu khả năng kiểm soát của Mỹ đối với các nguồn lực quan trọng để chế tạo vũ khí mà Mỹ dựa vào.
Báo cáo cũng khẳng định Trung Quốc là một nguy cơ đáng kể và ngày càng tăng đối với việc cung cấp nguyên liệu được coi là chiến lược và quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ.
Chính vì vậy, hiện có một sự đồng thuận ngày càng tăng trong chính quyền Trump rằng Trung Quốc phải chấm dứt những hành động coi thường luật pháp cũng như các quy tắc quốc tế và việc cam kết cũng phải dựa trên sự nhận định sáng suốt về ý định cũng như hành động của Bắc Kinh.
Không ai trong chính quyền Trump muốn tạo ra một cuộc đấu đầu với Trung Quốc mà chính các hành động của Trung Quốc đã làm xói mòn quan hệ song phương. Trung Quốc cần phải hiểu một thực tế rằng nếu còn tiếp tục theo đuổi chính sách này thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Sẽ chẳng có hiệu quả nếu Mỹ lờ đi hay phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chính vì vậy, đường lối chính xác mà Washington cần theo đuổi trong mối quan hệ Mỹ-Trung chính là sự cần thiết tuyệt đối để bảo vệ lợi ích và giá trị của Mỹ và phải được kiểm soát cẩn thận để tránh hậu quả không mong muốn. Điều này có gây ra xung đột hay thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc hay không phần nhiều vẫn phụ thuộc vào chính Bắc Kinh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump: Mỹ cần sửa đổi luật nhập cư
10:00' - 22/10/2018
Trong tuyên bố mới nhất ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính quyền sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn dòng người di cư trái phép đổ về Mỹ qua ngả Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Quyết định miễn thuế của Mỹ đối với Hàn Quốc: Lợi bất cập hại
06:30' - 22/10/2018
Cách đây gần 5 tháng, thông tin Washington miễn áp thuế suất cao đối với sản phẩm nhôm và thép từ Hàn Quốc đã được ca ngợi là một chiến thắng ngoại giao đối với Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ bàn thảo chính sách về Triều Tiên
12:31' - 21/10/2018
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo phái viên hạt nhân hàng đầu của nước này Lee Do-hoon ngày 21/10 đã lên đường tới Mỹ để thảo luận chính sách về Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga
07:34' - 21/10/2018
Rạng sáng 21/10 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận nước này sẽ rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga, đồng thời cáo buộc Moskva đã vi phạm thỏa thuận này.
-
Kinh tế Thế giới
USMCA tác động như thế nào đối với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
07:13' - 21/10/2018
Giới quan sát cho rằng với việc ký kết Hiệp định NAFTA phiên bản 2.0 với Mỹ - có tên mới là Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) - Canada dường như đứng về phe Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
-
Kinh tế Thế giới
LNG có thể là cầu nối giúp Mỹ và Trung Quốc giải quyết bất đồng thương mại
05:30' - 21/10/2018
Thỏa thuận về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể giúp giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.