Sử dụng Mobile Money liệu có phải trả phí?
Theo Cục viễn thông, khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money tương tự như các hình thức thanh toán khác có thể sẽ phải trả một mức phí nhất định. Tuy nhiên, mức phí sẽ được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem xét phù hợp với mặt bằng chung của các khoản thanh toán có giá trị nhỏ để khuyến khích người dân sử dụng và phù hợp với địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Hiện ba nhà mạng Vinaphone, Viettel và Mobifone đều đang gấp rút lên phương án, hoàn thiện hồ sơ để các cơ quan quản lý thẩm định. Sau khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định, nếu có phần nào liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định trong thời gian nhanh nhất.
Lãnh đạo Cục Viễn thông cũng cho biết, điểm khác biệt giữa tài khoản Mobile Money với các phương tiện hiện nay là không cần phải có tài khoản ngân hàng, không cần phải đến các điểm giao dịch ngân hàng, các máy rút tiền ATM… để rút tiền, nạp tiền và chuyển tiền theo nhu cầu của khách hàng.
Điểm khác biệt này sẽ giúp người dân và hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong việc người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa có sự hiện diện của ngân hàng được tiếp cận với hệ thống thanh toán.
Đồng thời, hỗ trợ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo ra cơ hội để phát triển các dịch vụ thanh toán khác. Người dân dễ dàng làm quen với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và từng bước trở thành khách hàng tiềm năng của các ngân hàng, tổ chức tài chính.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước quản lý được thanh khoản của các doanh nghiệp viễn thông; đảm bảo quyền lợi của các ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ Mobile Money.
Lãnh đạo Cục viễn thông cũng khẳng định, Mobile Money là một công cụ có tính phổ cập, để đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trong tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của tài chính toàn diện.
Mục tiêu chính của Mobile Money là tận dụng hạ tầng viễn thông sẵn có để tiết kiệm chi phí xã hội và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện không sử dụng tiền mặt cho các đối tượng là người dân nghèo, người yếu thế ít có khả năng sử dụng các phương tiện tài chính hiện đại như: thẻ ngân hàng, ứng dụng mobile banking, các đối tượng này có cả ở nông thôn lẫn thành thị.
Về phía các doanh nghiệp, cả ba nhà mạng Vinaphone, Viettel và Mobifone đều cho biết họ đang trong quá trình lên phương án, lập hồ sơ để gửi lên Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện nhà mạng Vinaphone cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm Mobile Money, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã sẵn sàng thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ xin cấp phép để cung cấp dịch vụ ra thị trường. Hiện VNPT sẵn sàng về công nghệ, hạ tầng, mạng mạng lưới kinh doanh để triển khai dịch vụ. Dự kiến, tuần sau, VNPT sẽ nộp hồ sơ xin thử nghiệm lên Ngân hàng Nhà nước.
Đại diện Công ty Viễn thông MobiFone cho biết, MobiFone sẽ rà soát lại đề án xin cấp phép thử nghiệm dịch vụ Mobile Money trước đó của nhà mạng để bổ sung những phương án phù hợp nhất. Dự kiến, khoảng hai tuần nữa, MobiFone sẽ nộp hồ sơ.
Hiện MobiFone đã chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện cho bộ phần phụ trách về nạp thẻ, thanh toán, giải pháp định danh và xác thực điện tử khách hàng… sẵn sàng để khách hàng đăng ký và phát triển các dịch vụ nạp thẻ, thanh toán để chính thức cung cấp dịch vụ.
Nhà mạng Viettel cũng cho biết, đơn vị này cũng đã sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ. Theo đó, dịch vụ Mobile Money của Viettel được triển khai với mục tiêu tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân; ưu tiên những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những khu vực hệ thống tài chính ngân hàng chưa phát triển, người dân chưa hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Mobile Money là sự kết hợp của tiền điện tử và sử dụng hạ tầng kỹ thuật di động để thực hiện các giao dịch tài chính và sử dụng cơ sở dữ liệu thuê bao di động để định danh khách hàng. Mobile Money là một công cụ có tính phổ cập, để đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trong tiếp cận các dịch vụ thiết yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của tài chính toàn diện./.
- Từ khóa :
- mobile money
- trả phí
- phí giao dịch
- nhà mạng
- viettel
- mobifone
- vinaphone
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Mobile Money: Cần những yếu tố gì để thành công?
17:16' - 13/03/2021
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh, để có thể triển khai thành công dịch vụ Mobile Money cần nhiều yếu tố, phụ thuộc vào nhiều bên.
-
Chuyển động DN
Mobifone đã được cấp phép để triển khai thí điểm Mobile Money
17:00' - 12/03/2021
MobiFone đã thực hiện việc xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
-
Tài chính
Mobile Money là gì? Mobile Money khác gì ví điện tử?
14:33' - 12/03/2021
Mobile Money là gì, Mobile Money khác gì các ví điện tử đang sử dụng là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm.
-
Ngân hàng
Thí điểm Mobile-Money: Nhanh chóng triển khai, thúc đẩy chuyển đổi số
08:06' - 12/03/2021
Năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực việc phối hợp với Ngân hàng nhà nước và bộ ngành liên quan để đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy thanh toán bằng tài khoản viễn thông Mobile-Money.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính phủ Mỹ sắp ra quyết định xóa nợ khoản vay cho sinh viên
09:26' - 28/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp ra quyết định về việc xóa nợ khoản vay cho sinh viên, với việc hủy bỏ 10.000 USD cho mỗi người vay kèm theo một số cảnh báo tiềm năng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động lực nào để Việt Nam tiến tới nâng hạng tín nhiệm lên “Đầu tư”?
20:19' - 27/05/2022
Thời gian tới sẽ có một số trọng tâm cần tập trung cải thiện để Việt Nam nâng hạng lên mức xếp hạng tín nhiệm Đầu tư.
-
Tài chính & Ngân hàng
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”
07:09' - 27/05/2022
Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".
-
Tài chính & Ngân hàng
Lương tối thiểu của Hàn Quốc thuộc mức cao nhất thế giới
21:23' - 26/05/2022
Lương tối thiểu ở Hàn Quốc đang cao trên thế giới và tốc độ tăng lương cũng tương đối nhanh nên cần cân nhắc điều chỉnh lại tốc độ tăng lương và xem xét tránh để xảy ra các tác dụng phụ tiêu cực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất chủ chốt xuống 11%
17:15' - 26/05/2022
Ngày 26/5, Ngân hàng trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt xuống 11% tại một cuộc họp bất thường.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các quan chức Fed nhấn mạnh quyết tâm kiềm chế lạm phát
11:00' - 26/05/2022
Theo biên bản cuộc họp chính sách công bố ngày 25/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh cam kết và quyết tâm của mình trong việc kiểm soát lạm phát đang tăng mạnh bằng cách tăng lãi suất lớn hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Người đồng sáng lập Ethereum lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư
08:00' - 26/05/2022
Người đồng sáng lập Ethereum, Gavin Wood, ngày 25/5 cảnh báo các nhà đầu tư tiền điện tử cần cảnh giác hơn về căn cứ đầu tư của mình sau một cú sốc khiến thị trường mất hơn 800 tỷ USD vốn hoá.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng ruble
22:04' - 25/05/2022
Bộ Tài chính Nga ngày 25/5 cho biết Nga sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng ruble, vốn có thể được chuyển đổi thành dạng tiền trái phiếu châu Âu (Eurobond) ban đầu vào một thời điểm sau đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hỗ trợ các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu
14:28' - 25/05/2022
Thảo luận tại tổ sáng 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023.