Sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ
Theo trang mạng của Viện Lowy (Australia), tháng Tám vừa qua, Trung Quốc đã "cứu nguy" cho Argentina - quốc gia vỡ nợ hàng loạt – khi giúp nước này dùng đồng NDT để hoàn trả một nửa phần trả góp trị giá 2,7 tỷ USD của khoản vay khẩn cấp mà Argentina đã vay của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Mục đích là để quốc gia Mỹ Latinh có thể tiết kiệm một phần kho dự trữ “đồng bạc xanh” (đồng USD) quý giá của mình.
Trong một thỏa thuận được dàn xếp thông qua Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) và Ngân hàng Trung ương Argentina theo cái gọi là đường dây hoán đổi tiền tệ, khoản thanh toán bằng đồng NDT tương đương với khoản thanh toán bằng đồng USD mà Argentina cần. Đổi lại, Trung Quốc nhận được khoản tiền tương ứng bằng đồng peso Argentina.Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng, Argentina sử dụng đồng NDT để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Chính phủ Argentina tỏ ra hài lòng đến mức quyết định tăng cường thỏa thuận nói trên bằng cách thanh toán cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng đồng NDT.Tuy nhiên, việc nhà kinh tế học Javier Milei - người có kế hoạch bãi bỏ Ngân hàng Trung ương, thay thế đồng peso bằng đồng USD và đưa ra nhiều giải pháp cấp tiến khác cho nền kinh tế đang bị tàn phá của quốc gia Mỹ Latinh - được bầu làm tân Tổng thống có thể buộc Argentina phải rời xa đồng NDT. Dù vậy, nếu ông Milei không thể đô la hóa nền kinh tế (như hầu hết các nhà kinh tế dự đoán), đồng NDT có thể còn trở nên hữu ích hơn.Đó là những gì Brazil đang nhận thấy dưới thời Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva, người cam kết mở rộng vai trò của đồng tiền Trung Quốc trong hệ thống thanh toán của đất nước.So với làn sóng giao dịch ngoại tệ khổng lồ được thực hiện mỗi ngày, việc hoán đổi NDT lấy peso của Argentina trong tháng Tám chỉ là “muối bỏ bể”. Nhưng đây cũng được coi là thỏa thuận mới nhất trong số rất nhiều thỏa thuận tương tự mà Trung Quốc đang thực hiện trên khắp thế giới nhằm tăng cường sức mạnh cho đồng tiền của mình.Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang bận rộn thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tương tự. Đáng chú ý nhất là với Nga trong một chiến lược có chủ ý nhằm giúp tránh các lệnh trừng phạt vốn ngăn cản họ khai thác nguồn dự trữ quốc tế của chính mình.Thỏa thuận với Nga gần như chắc chắn là thỏa thuận trao đổi lớn nhất của Trung Quốc. Sau khi thu hồi thẻ Visa và Mastercard, các ngân hàng Nga hiện phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được liên kết với hệ thống Union Pay của Trung Quốc.Cuối cùng, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương (BSL) với không dưới 41 quốc gia, tổng giá trị danh nghĩa là 554 tỷ USD. Không có gì tiêu cực trong BSL - ví dụ như Ngân hàng Dự trữ Australia đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc nhiều năm trước.Nguyên tắc cơ bản đằng sau BSL là để tránh tình trạng khủng hoảng thanh khoản đã xảy ra trong đại dịch COVID-19, đồng thời cũng để tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán thương mại.
Cho đến gần đây, BSL không có hoặc có rất ít động cơ chính trị. Đây hoàn toàn là những thỏa thuận mang tính kỹ thuật và cùng có lợi. Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi.Như một bài báo được nghiên cứu kỹ lưỡng vào năm 2022 của Hội đồng Đại Tây Dương - một cơ quan cố vấn của Mỹ - đã chỉ ra, mặc dù các BSL có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng NDT (hoặc các loại tiền tệ địa phương khác), động lực đằng sau các thỏa thuận (của Trung Quốc) là giải quyết các giao dịch thương mại và đầu tư song phương bằng NDT (hoặc các loại tiền tệ địa phương khác).
Mục đích là để giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD trong các giao dịch song phương vừa vì lý do chính trị, vừa để tránh sự biến động của giá trị đồng USD so với các đồng tiền địa phương do những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Để theo đuổi kế hoạch dài hạn này, Trung Quốc đã nhanh chóng tạo ra một mạng lưới BSL trong khu vực mà nước này dự định thống trị. Giữa Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan, Trung Quốc đã xây dựng các hợp đồng hoán đổi trị giá 92 tỷ USD, giúp phổ biến đồng NDT khắp các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tổ chức tư vấn chính sách Hội đồng Đại Tây Dương giải thích: “Động lực ở đây là thúc đẩy các thỏa thuận thanh toán bằng nội tệ trong thương mại song phương của mỗi quốc gia này với Trung Quốc”.Đây có thể là một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên, nhưng có một mục đích tinh tế hơn đó là giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh bằng cách cung cấp một loại tiền tệ thanh toán thay thế, như trong trường hợp của Argentina. Đó là lý do tại sao các nhà giao dịch tiền tệ đôi khi gọi đồng NDT là “đồng bạc đỏ”.Một số nhà kinh tế, đặc biệt là Trung Quốc, coi sự tăng giá của đồng NDT thông qua BSL là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. Như tờ China Daily đã nhận định hồi tháng Tám, “NDT đã nổi lên như một biện pháp bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu, bảo vệ ngày càng nhiều nền kinh tế đang phát triển khỏi tác động lan tỏa của những điều chỉnh chính sách tiền tệ mạnh mẽ ở Mỹ”.Theo hệ thống chuyển tiền SWIFT (một mạng lưới tin nhắn mà các tổ chức tài chính sử dụng), do tỷ trọng thanh toán toàn cầu của đồng NDT hiện chỉ là 2,77%, thấp hơn nhiều so với đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yen Nhật Bản, nên thỏa thuận nói trên là một điều đáng tự hào. Tuy nhiên, với tỷ trọng lên đến 42%, sự thống trị của đồng USD hầu như không bị đe dọa.
Như Fed đã chỉ ra trong một bài báo vào giữa năm 2023, “chúng tôi nhận thấy đồng USD vẫn là đồng tiền thống trị và đóng một vai trò quốc tế to lớn. Minh chứng là đồng USD vẫn được dùng làm đồng tiền dự trữ quốc tế một cách phổ biến cũng như trong các lĩnh vực khác, tương ứng với tỷ trọng của Mỹ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu”.
Trên thực tế, đồng bạc xanh đã vượt qua những đợt gián đoạn mới nhất và dường như đã mạnh mẽ hơn. Mặc dù các ngân hàng trung ương ngày nay có xu hướng nắm giữ nhiều loại dự trữ hơn, bao gồm cả đồng đô la Australia (AUD), và coi đó là một biện pháp nhằm ổn định tình hình, song hầu hết các loại tiền này đều được phát hành bởi các quốc gia tuân thủ chính sách trừng phạt và các vấn đề khác của Mỹ. Không có dấu hiệu cho thấy sự thay đổi cấu trúc sâu sắc của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, chắc chắn là có một kế hoạch đang được triển khai. Như Hội đồng Đại Tây Dương đã chỉ ra, một loại tiền tệ thanh toán khác đang phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia né tránh lệnh trừng phạt. Hội đồng này kết luận: “NDT đã, đang và sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong hệ thống thay thế này”./.- Từ khóa :
- đồng usd
- đồng nhân dân tệ
- trung quốc
- quan hệ mỹ trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp
07:38' - 27/11/2023
Nguyên nhân khiến quy mô kinh tế Trung Quốc trong tỷ trọng kinh tế toàn cầu bị suy giảm, một số chuyên gia kinh tế cho rằng phần lớn xuất phát từ các yếu tố nội tại của chính cường quốc này.
-
Tài chính
Tập đoàn quản lý tài chính ZEG của Trung Quốc vỡ nợ nghiêm trọng
14:10' - 24/11/2023
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngày 22/11, ZEG đã gửi “Thư xin lỗi đến các nhà đầu tư”, trong đó cho biết quy mô nợ của tập đoàn này rất lớn.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Ông lớn" trong lĩnh vực quản lý tài chính Trung Quốc bên bờ vực vỡ nợ
08:18' - 24/11/2023
Tập đoàn quản lý tài chính Trung Quốc Zhongzhi Enterprise Group (ZEG) đã xin lỗi các nhà đầu tư và cho biết đang hứng chịu những rủi ro lớn liên tục trong kinh doanh.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc có thể sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt đến năm 2024
08:05' - 24/11/2023
Trung Quốc có thể sẽ chờ đến đầu năm 2024 để cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi
06:30' - 22/11/2023
Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã sa thải hàng loạt, đóng băng tuyển dụng và cắt giảm lương kể từ năm 2022, trong bối cảnh các công ty đang phải vật lộn với nhiều khó khăn.
-
DN cần biết
Trung Quốc tăng nhập khẩu thiết bị sản xuất chip
09:41' - 21/11/2023
Nhập khẩu máy móc và thiết bị dùng để sản xuất chất bán dẫn hoặc các bộ vi mạch tích hợp đã tăng 93% trong vòng ba tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30'
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30'
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.