Sức chống chịu của các nền kinh tế mới nổi trước xu hướng lạm phát gia tăng
Tại Brazil, giá tiêu dùng đã tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn gấp hai lần so với mục tiêu của ngân hàng trung ương nước này. Tại Nga, lạm phát là 6,5%, cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 4%. Trong khi đó, lạm phát tại Ấn Độ đã tăng trên 6% trong mùa Hè này và cũng vượt mức mục tiêu.
Theo tạp chí The Economist của Anh, các nhà hoạch định chính sách ở các nước nghèo đang phải đi trên một con đường đầy khó khăn khi sự bùng nổ của lạm phát đặt ra những thách thách nghiêm trọng.
Dòng tiền và sự gián đoạn nguồn cung tạo ra áp lực lạm phát
Tăng trưởng nhìn chung đã quay trở lại dù dịch COVID-19 tiếp tục tàn phá. Tại nhiều nơi trong thế giới mới nổi, chẳng hạn như Ấn Độ, sản lượng kinh tế đã về lại mức trước đại dịch. Những nước khác, chẳng hạn như Nga, dự kiến sẽ đạt được điều này vào cuối năm nay. Giá dầu, kim loại và nông sản tăng vọt là một tin vui đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, sự phục hồi này lại đang diễn ra không đồng đều.
Thời điểm tốt cho các ngành xuất khẩu không phải lúc nào cũng dẫn đến sự phục hồi của thị trường lao động. Ví dụ, hoạt động kinh doanh đang bùng nổ ở các thị trấn khai thác mỏ của Brazil, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc vẫn ở mức 14,6%, hầu như không giảm so với mức đỉnh trong đại dịch. Điều này đặt áp lực lên chính phủ các nước trong việc kéo dài hay thậm chí tăng chi tiêu cho các chương trình cứu trợ.
Tăng trưởng kinh tế đang giúp tăng nguồn thu từ thuế ở nhiều quốc gia và cải thiện tình hình tài chính công, vốn bị ảnh hướng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thâm hụt tài khóa vẫn lớn.
Quyết định mở rộng việc phân phát ngũ cốc hồi tháng 6/2021 có nghĩa là Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ phải đi vay nhiều hơn mức dự kiến tương đương 6,8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm tài chính 2022. Brazil, quốc gia đã vay 13,4% GDP trong năm ngoái, đã kéo dài chương trình chuyển tiền khẩn cấp. Theo Viện Tài chính Quốc tế, Chile và Colombia đã khống chế việc vay mượn ở mức 7% GDP trong năm 2020 và đang có kế hoạch vay ít nhất bằng mức đó trong năm 2021.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa dòng tiền chảy vào nền kinh tế và sự gián đoạn nguồn cung sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Ngân hàng trung ương của các nước đang phát triển, giống như đối tác ở các nước giàu có, cho rằng lạm phát tăng cao chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, không giống như ở các nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển cảm thấy không đủ thoải mái để chờ đợi cho đến khi “sự tạm thời” này qua đi.
Vì vậy, các ngân hàng trung ương đã hành động mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát. Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất thêm 1% vào ngày 4/8. Ngân hàng trung ương Nga cũng đã công bố tăng 1% vào ngày 23/7. Mexico và Peru tăng lãi suất vào ngày 12/8. Các ngân hàng trung ương khác dự kiến sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những tháng tới.
Sức chống chịu của các nền kinh tế mới nổi
Quyết tâm kiềm chế lạm phát có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Đầu năm nay, một số chuyên gia kinh tế lo ngại rằng sự phục hồi mạnh mẽ và triển vọng lãi suất cao hơn tại Mỹ có thể dẫn đến việc dòng tiền bị rút ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, giống như "cơn giận dữ" hồi năm 2013 khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính.
Việc lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng trong tháng 2 và 3/2021 đi kèm với sự suy giảm dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi dường như dự báo tình hình sẽ xấu đi trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực và không chỉ bởi vì lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã quay đầu giảm, mà còn phản ánh khung chính sách mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế mới nổi và khả năng phục hồi cao hơn trước những biến động của thị trường.
Trong những thập kỷ gần đây, các nền kinh tế mới nổi đã tăng cường dự trữ ngoại hối và hạn chế sự phụ thuộc vào nợ ngoại tệ. Đa số các nền kinh tế này đã vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hồi tháng 3/2020 với thiệt hại kinh tế rất nhỏ, khi giới đầu tư hoảng loạn đổ xô vào các “thiên đường”, khiến đồng tiền của họ mất giá.
Khi so sánh, dao động tỷ giá hối đoái gần đây ở mức khiêm tốn, điều này đã hạn chế mức độ tác động của giá nhập khẩu cao hơn đối với áp lực lạm phát. Cho đến nay, đồng real của Brazil và đồng rupee của Ấn Độ đã giảm khoảng 2% so với đồng USD (thực tế đã giảm gần 25% vào năm 2020 và khoảng 20% trong cuộc suy thoái hồi năm 2013). Sự thận trọng của các ngân hàng trung ương có lẽ đã giúp giữ cho các nhà đầu tư trở nên "điềm tĩnh" hơn.
Tuy nhiên, môi trường lãi suất cao hơn cũng là "liều thuốc đắng" đối với thị trường trong nước. Lãi suất tăng mạnh gây rủi ro cho tăng trưởng. Tăng trưởng chậm lại làm tổn hại đến ngân khố, thậm chí lãi suất cao hơn còn làm tăng chi phí đi vay của chính phủ. Trong số các nền kinh tế mới nổi lớn, nguy cơ khủng hoảng có lẽ cao nhất là Brazil, nơi sự mất niềm tin vào hệ thống tài chính công đã góp phần đẩy nền kinh tế vào cuộc suy thoái sâu năm 2015 và 2016.
Nếu trả tiền cho rủi ro tài chính mà người mua trái phiếu yêu cầu tiếp tục tăng, chính phủ có thể sớm đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa việc cắt giảm chi tiêu trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và hậu quả có thể là một cuộc khủng hoảng tài khóa toàn diện. Ngày 12/8, Thống đốc ngân hàng trung ương Brazil, Roberto Campos Neto, đã tỏ ra quan ngại rằng các thị trường bắt đầu cảm nhận được rằng tình hình tài khóa xấu đi sẽ cản trở đà phục hồi kinh tế.
Trong khi đó, những tai ương gần đây chỉ làm cho vấn đề lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn và có nguy cơ lan sang các nước khác. Hạn hán nghiêm trọng ở Brazil đã làm giảm công suất của các nhà máy thủy điện ở nước này và khiến giá năng lượng tăng vọt. Hạn hán cũng đe dọa đến các cây trồng xuất khẩu như cà phê khi nguồn cung giảm và giá cao hơn.
Tình trạng mực nước sông Paraná rơi về mức thấp đã buộc các công ty như Vale - công ty khai thác mỏ, phải giảm lượng quặng sắt được chở trên các sà lan - gây ra tình trạng thiếu hụt toàn cầu. Chính phủ Nga đang đánh thuế lúa mỳ vận chuyển ra nước ngoài, một động thái góp phần làm tăng giá mặt hàng này trên toàn thế giới.
“Cơn sốt” có thể hạ nhiệt vào cuối năm nay khi các nút thắt được giải tỏa và nhu cầu từ Mỹ và Trung Quốc phần nào giảm đi. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ xảy ra những gián đoạn mới, ví dụ như các đợt bùng phát COVID-19, thiên tai hãy những bất ổn xã hội mới.
Và đối với các nhà xuất khẩu như Brazil, giá hàng hóa rẻ hơn cũng mang đến những vấn đề, chẳng hạn như làm đồng tiền giảm giá và suy thoái kinh tế. Tình hình xấu đi ở một quốc gia này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư đối với những nơi khác.
Vì thế, theo tạp chí The Economist, các thị trường mới nổi có lẽ sẽ vẫn tiếp tục đối phó với những căng thẳng kinh tế do tác động của dịch của dịch COVID-19, sau khi đã chống chọi khá kiên cường trong suốt 18 tháng qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khi Nhật Bản không còn nhiều dư địa chính sách để đạt mục tiêu lạm phát
05:30' - 24/08/2021
Bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong suốt 8 năm, Nhật Bản vẫn chưa đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Canada tháng 7/2021 lên mức cao nhất trong 10 năm
08:26' - 19/08/2021
Người dân Canada phải trả nhiều hơn 3,7% cho hàng hóa và dịch vụ trong tháng 7/2021 so với cùng kỳ năm trước, trong bối cảnh lạm phát tăng lên mức cao nhất trong một thập niên.
-
Ý kiến và Bình luận
Hai cựu quan chức Fed: Đà tăng của lạm phát có thể là cần thiết
08:23' - 17/08/2021
Hai cựu nhân viên cấp cao của Fed cho rằng đà tăng của giá cả trong tương lai có thể là điều cần thiết để nâng tầm cho nền kinh tế và hỗ trợ tạo việc làm.
-
Chứng khoán
Khi các thị trường chứng khoán không còn e ngại lạm phát
15:22' - 15/08/2021
Theo ngân hàng HSBC, các thị trường chứng khoán hiện giờ không còn lo sợ lạm phát và hiện đang tập trung vào tình hình biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 ngày một lan rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).