Sức sống của các công ty “kỳ lân” Trung Quốc
Theo báo Liên hợp buổi sáng, số lượng các công ty Internet đang trỗi dậy của Trung Quốc vươn ra nước ngoài nhiều không đếm xuể, và điều quan trọng hơn là sức ảnh hưởng của những công ty này ở thị trường Âu-Mỹ và Nam Á ngày càng gia tăng.
Những người bi quan có thái độ chỉ trích Trung Quốc cho rằng đến nay Trung Quốc vẫn chưa phát triển được các công ty công nghệ của mình, dựa vào công nghệ của phương Tây mới là chìa khóa thành công của Trung Quốc. Trong khi đó, những người theo trường phái lạc quan xem sự trỗi dậy trên trường quốc tế của các công ty công nghệ Trung Quốc là thành quả của sự tích lũy nhanh chóng về năng lực học hỏi công nghệ, với tư cách là người đi sau, Trung Quốc là bậc thầy về học hỏi.
Xét về bề ngoài, quả thực Trung Quốc có nhiều công ty công nghệ, nhưng không tương xứng với mức độ thịnh vượng của Trung Quốc, hơn nữa những công ty này dường như chưa hiện diện trong 20 năm trước đó. Điều thú vị là cảm nhận của người Trung Quốc đối với hiện tượng này thua xa so với những người bên ngoài, thậm chí hoàn toàn không quan tâm. Tuy nhiên, dù thế nào, điều này cũng mang lại một số lúng túng cho các giới bên ngoài khi đánh giá về thực lực công nghệ và năng lực sáng tạo của Trung Quốc. Rốt cuộc Trung Quốc có sức mạnh công nghệ thực sự hay không? Liệu Trung Quốc có chắc chắn thua Mỹ trong cạnh tranh công nghệ hay không? Những câu hỏi này thường xuất hiện trong các hội nghị hoặc diễn đàn, nhưng câu trả lời thường không giống nhau.Ở mức độ nhất định nào đó, sự tích lũy nhanh chóng về năng lực học hỏi quả thực đã phơi bày bí mật thành công của nền kinh tế Trung Quốc. Trình độ công nghệ không quyết định thành công của nền kinh tế. Trên thực tế, đổi mới công nghệ là kết quả của sự phát triển kinh tế được các doanh nghiệp thúc đẩy, không một nhà khởi nghiệp nào lựa chọn khởi nghiệp để có công nghệ mới, thực tế chứng minh ngược lại, thành công của khởi nghiệp đã cung cấp tiền đề và khả năng cho các kịch bản ứng dụng công nghệ mới. Quả thực, những năm qua, Trung Quốc đối diện với thách thức bao vây bên ngoài và sự kiềm chế công nghệ từ các nước phát triển ngày càng nghiêm trọng, đồng thời quyết tâm quản lý trật tự kinh tế và xóa bỏ rủi ro tài chính bên trong của chính phủ cũng gây ra nhiều tranh cãi trên thị trường. Tuy nhiên, kinh tế không đình trệ như dự đoán của những người bi quan. Trên thực tế, những chính sách và sự kiện gây xáo trộn kỳ vọng thị trường thực sự không ngăn cản hưng phấn lập nghiệp và sự ra đời của các công ty mới. Hiện tượng này chắc chắn quy vào nguyên nhân do Trung Quốc có quy mô dân số khổng lồ. Không chỉ như vậy, do thị trường 1,4 tỷ dân này có hệ thống giao thông, viễn thông, Internet phát triển và chuỗi cung ứng linh hoạt, và được kết nối với nhau một cách ngoài sức tưởng tượng. Những năm qua, mặc dù tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực sản xuất rút khỏi Trung Quốc tiếp tục diễn ra, nhưng trên thực tế điều này không phải do họ cảm thấy không nhận được sự đãi ngộ công bằng, mà do không thể thành công trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp bản địa, thực hiện nội địa hóa. Ngay cả những công ty quốc tế thâm nhập sâu thị trường Trung Quốc đầy tự tin cũng không tránh khỏi thực tế tàn khốc phải cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc.Ở thị trường Trung Quốc, lợi thế công nghệ là yếu tố tạm thời. Ngay cả khi công nghệ của các công ty quốc tế tốt hơn, nhưng các công ty Trung Quốc có ưu thế rõ ràng hơn trong việc phục vụ thị trường Trung Quốc, phù hợp với nhu cầu thị trường hơn và chính sách linh hoạt hơn. Đặc biệt, điều quan trọng hơn là họ học tập rất nhanh, đồng thời phát triển trưởng thành từ quá trình cạnh tranh khốc liệt. Sự kết hợp giữa khả năng học hỏi tích lũy trong mấy chục năm qua và quy mô thị trường khổng lồ của Trung Quốc quả thực đã tạo ra động lực lập nghiệp ở Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc có một lượng lớn các công ty nhỏ và vừa thành công mà mọi người chưa biết đến. Những công ty được gọi là kỳ lân và “quán quân ẩn hình” này không chỉ có số lượng kinh ngạc, mà còn liên tục đổi mới trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ.Chuỗi cung ứng phát triển và hiệu quả cao của Trung Quốc cũng đã hình thành một lượng lớn các công ty khởi nghiệp lấy đối tượng khách hàng nước ngoài làm mục tiêu. Điều trớ trêu là ở Trung Quốc mọi người ít quan tâm đến việc Trung Quốc có rất nhiều công ty “quán quân ẩn hình” hoặc kỳ lân đang phục vụ thị trường nước ngoài. Trên thực tế, sức ảnh hưởng của những công ty này ở thị trường Âu-Mỹ vượt qua sức ảnh hưởng ở Trung Quốc. Những nhà khởi nghiệp nhận thức được họ có thể tận dụng tối đa hệ thống kho bãi, phân phối và hậu cần hiệu quả cao của Trung Quốc, cũng như khả năng vượt trội trên lĩnh vực thiết kế sản phẩm và gia công sản xuất để phục vụ thị trường nước ngoài. Đây là khả năng cạnh tranh quốc tế mà họ có thể khai thác. Hơn nữa, đây là thực tế đang diễn ra, ví dụ điển hình là một công ty có tên Shein bất ngờ nhận được sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào năm ngoái.Quả thực, những năm gần đây, mặc dù công ty thương mại điện tử xuyên biên giới B2C (Business-to-Consumer) đăng ký ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, tập trung vào lĩnh vực thời trang nhanh này được định giá 15 tỷ USD, nhưng không được người dân địa phương biết đến.Nhờ “Báo cáo nghiên cứu doanh nghiệp Kỳ lân Trung Quốc năm 2021” do một công ty tư vấn công bố năm ngoái, Shein mới lọt vào mắt công chúng. Theo báo cáo này, hiện nay Trung Quốc có 251 doanh nghiệp kỳ lân, trong đó Nam Kinh có 11 doanh nghiệp và Shein lần đầu tiên lọt vào top 10, trở thành siêu kỳ lân, nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư.
10 năm trước, Shein chỉ là một nhà thương mại điện tử xuyên biên giới kinh doanh quần áo thời trang. Tương tự như phần lớn các nhà thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, ngoài website của công ty, Shein chủ yếu dựa vào các trang thương mại điện tử của Mỹ như Amazon và eBay.Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, công ty đã tự chủ xây dựng thương hiệu Shein, đồng thời tung ra trang web và ứng dụng ở các thị trường như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ…, thậm chí tiến quân vào Tây Ban Nha - quê hương của thương hiệu Zara nổi tiếng, và hiện nay đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Sở hữu chuỗi cung ứng linh hoạt của riêng mình là chìa khóa cạnh tranh then chốt nhất của Shein. Hiện nay chuỗi cung ứng của Shein tập trung ở Quảng Đông. Đây chắc chắn là trung tâm sản xuất phát triển nhất của Trung Quốc, đồng thời cũng có chuỗi cung ứng hoàn thiện nhất và hiệu quả cao, bao gồm logistics và kho bãi. Trên thực tế, Shein cũng bắt đầu xây dựng kho hàng ở một số quốc gia thị trường trọng điểm. Theo một số dữ liệu đánh giá, sản phẩm mới của Shein từ khâu thiết kế cho đến khi hoàn thiện chỉ mất khoảng hai tuần, hơn nữa có thể vận chuyển đến các thị trường chủ chốt trong vòng 1 tuần. Thời gian này ngắn hơn đáng kể so với chu kỳ của các sản phẩm thời trang nhanh truyền thống bao gồm Zara, bởi vì Shein thường hoàn thành việc thiết kế ở châu Âu, sau đó sản xuất ở Đông Nam Á và Trung Quốc, chuyển đến tổng kho ở châu Âu trước khi đồng loạt bán ra thị trường thế giới. Theo số liệu được viện dẫn công khai nhiều nhất gần đây, tại thị trường lớn nhất của Shein là Mỹ, số người dùng tìm kiếm thương hiệu này trên Google nhiều hơn gấp ba lần so với Zara. Shein đã trở thành trang mạng thương mại điện tử được giới trẻ Mỹ yêu thích thứ hai, chỉ xếp sau Amazon.Trên thực tế, Shein chỉ là một trong vô số các nền tảng thương mại điện tử thời trang nhanh của Trung Quốc. Ngoài những ứng dụng truyền thông xã hội làm mưa làm gió trên toàn cầu như TikTok, trong 10 năm qua, số lượng các công ty Internet của Trung Quốc vươn ra nước ngoài nhiều không đếm xuể, và điều quan trọng hơn là sức ảnh hưởng của những công ty này ở thị trường Âu-Mỹ và Nam Á ngày càng gia tăng, thậm chí đã phát triển đến mức không thể xem nhẹ ở một số nước như Ấn Độ.Là một hình thức phản ứng mạnh mẽ đối với dịch SARS bùng phát vào năm 2003, thương mại điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Sau 5 năm, do chịu cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc quyết định nhân cơ hội này tăng cường thúc đẩy và đầu tư đối với các liên kết nội bộ của nền kinh tế trong nước, tập trung cải thiện năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.Internet, thanh toán di động, viễn thông, giao thông vận tải, logistics, kho bãi và chuỗi cung ứng… được phát triển và hình thành nên những nền tảng cơ sở quan trọng trên phạm vi cả nước hiện nay, đây là nguồn gốc giúp cho sự nhiệt tình khởi nghiệp và đổi mới Trung Quốc không bị gián đoạn.
Dường như không có mối quan hệ tương ứng rõ ràng và trực quan giữa những vấn đề mang tính cơ cấu bên ngoài và sức sống của nền kinh tế. Chẳng hạn, khu vực nhà nước chiếm nguồn lực tài chính quá chênh lệch, điều này luôn được coi là phân bổ sai nguồn lực. Tuy nhiên, gần đây có nghiên cứu cho rằng, doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành kênh phi chính thức để giảm bớt khó khăn huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này đã cảnh tỉnh tính phức tạp động của nền kinh tế Trung Quốc./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Những lĩnh vực nào là động lực của kinh tế Trung Quốc?
20:05' - 23/10/2021
Sau khi phục hồi nhanh sau những tác động của đại dịch, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất động lực, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III/2021 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dự kiến thu hút hơn 160 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm 2021
11:15' - 23/10/2021
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), nền kinh tế thứ hai thế giới này dự kiến thu hút hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 160 tỷ USD) đầu tư nước ngoài trong năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc đột ngột giảm tốc: Thách thức và biện pháp hóa giải
06:30' - 21/10/2021
Mức tăng trưởng tương đối yếu trong quý III/2021 được cho là do thiếu điện, gián đoạn chuỗi cung ứng, dịch COVID-19 ở một số khu vực và thị trường bất động sản suy yếu do “cơn bão” Evergrande.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30'
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30'
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài 1: Những "thành viên" gia đình không thể thiếu
05:30' - 15/02/2025
Bloomberg Intelligence dự đoán thị trường thú cưng toàn cầu sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần so với năm 2022, đạt 493 tỷ USD vào năm 2030.
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế EAEU sắp vượt qua Eurozone?
06:30' - 14/02/2025
Viện Hàn lâm Khoa học Nga dự báo nền kinh tế các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) sẽ tăng trưởng trung bình 4,5% mỗi năm, cho đến năm 2030.