Suy thoái ở Đức có thể "cản đường" kinh tế châu Âu
Sau khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,1% trong quý III/2023, kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ được “vãn hồi” nhờ mức phục hồi nhẹ 0,2% trong quý IV.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng đã được EC điều chỉnh giảm một lần nữa trong năm nay cũng như năm 2024. Đối với năm 2023, EC hiện đưa ra mức tăng trưởng GDP dự báo là 0,6% đối với Eurozone và EU nói chung, tức là thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 9, và ít hơn gần gấp đôi so với dự kiến hồi tháng 5.Năm 2024, GDP của Eurozone dự kiến sẽ tăng 1,2% (và 1,3% cho cả 27 nước EU), sau đó tiếp tục tăng 1,6% vào năm 2025.Ông Paolo Gentiloni, Ủy viên kinh tế châu Âu, nhận xét: “Kinh tế châu Âu đã mất đi sự năng động sau một năm khó khăn, với GDP hầu như không tăng trong ba quý đầu năm và sẽ chỉ phục hồi nhẹ trong những quý tới”.“Thực trạng đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế châu Âu đã làm ảnh hưởng đặc biệt đến Đức”, Ủy viên Gentiloni nhận xét. Cụ thể là áp lực đối với sức mua do lạm phát và những ảnh hưởng từ việc lãi suất tăng.Ngược lại, châu Âu cũng bị đè nặng bởi sự suy thoái của nền kinh tế đầu tàu, với tăng trưởng dự kiến sẽ giảm 0,3% trong năm 2023 trước khi trở lại mức tăng khiêm tốn 0,8% trong năm tới. GDP của Đức bị kéo xuống trong quý III do tiêu dùng yếu và sản xuất công nghiệp giảm 2,1%.
Theo đánh giá của ông Daniel Kral, một chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu Oxford Economics, hiện vẫn chưa thấy tình trạng trì trệ công nghiệp tại Đức có dấu hiệu kết thúc, trong khi đây chính một trong những trở ngại lớn đối với nền kinh tế nước này.Một nghiên cứu của công ty Global Sovereign Advisory nhấn mạnh: “Trong bối cảnh như vậy, vấn đề then chốt là Chính phủ Đức cần có sự hỗ trợ ngân sách thực sự lớn cho ngành công nghiệp để có thể duy trì khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc Tòa Hiến pháp ở Karlsruhe quyết định kiểm duyệt hoạt động ngân sách của liên minh cầm quyền có nguy cơ làm phức tạp thêm phương trình chính sách kinh tế của Berlin.Theo EC, trong năm nay sẽ có không dưới 10 quốc gia châu Âu được dự báo sẽ rơi vào suy thoái cùng với Đức. Đây là trường hợp của Thụy Điển, Áo, Ireland, Luxembourg, Cộng hòa Czech, Hungary và ba nước vùng Baltic.“Các nền kinh tế định hướng dịch vụ như Croatia, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ hơn và dự kiến sẽ tăng trưởng trên 2% trong năm nay, trong khi mức tăng trưởng của các nước này trong năm tới dự kiến vẫn cao hơn so với các nước hoạt động thiên về công nghiệp. Ngược lại, các nền kinh tế công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi”, Giám đốc bộ phận châu Âu Alfred Kammer Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết.
Khác biệt này được minh họa bởi trường hợp của Tây Ban Nha, quốc gia có mức tăng trưởng dự kiến đạt 2,4% trong năm nay và 1,7% trong năm 2024 trước khi lên mức 2% năm 2025, cũng như Hy Lạp, nơi tốc độ tăng trưởng sẽ giảm từ 2,4% xuống 2,3% rồi 2,2% trong khoảng thời gian tương tự. Ngược lại, hoạt động của kinh tế Italy đang trở nên ảm đạm hơn nhiều.
Cho đến nay, tốc độ chậm lại của kinh tế châu Âu đã được bù đắp một phần nhờ ngân sách của các chính phủ. Việc rút dần sự hỗ trợ này có thể sẽ góp phần làm ảnh hưởng đến động lực kinh tế của các nước. Thâm hụt trung bình trong Eurozone dự kiến sẽ giảm từ 3,2% trong năm nay xuống 2,8% trong năm tới, trong khi các tiêu chí của “hiệp ước bình ổn” phải được áp dụng trở lại từ ngày 1/1/2024 sau ba năm đình chỉ vì đại dịch.
Điều này báo hiệu không tốt cho quỹ đạo nợ. Nếu tính theo tỷ lệ trên GDP, nợ sẽ giảm ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland hoặc Tây Ban Nha trong khoảng thời gian từ 2023 đến 2025, trong khi sẽ tăng ở Pháp, Italy và Bỉ - những “học sinh tồi” ở Eurozone.
Tin tốt về kinh tế đến từ lạm phát dự kiến sẽ giảm mạnh, từ mức trung bình 5,6% ở khu vực đồng euro năm 2023 xuống còn 3,2% vào năm tới, sau đó tiếp tục giảm xuống 2,2% vào năm 2025. Đây là kết quả của việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp đặt chính sách tăng mạnh lãi suất chủ chốt.
Tuy nhiên, sau tai họa của lạm phát gia tăng, chính các tác động của biện pháp khắc phục - tỷ lệ lãi suất cao - có nguy cơ tiếp tục làm giảm nhu cầu. “Tiêu dùng bị kìm hãm chủ yếu do lạm phát cao và thu nhập thực tế giảm trong 12 tháng qua, nhưng chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hiện đã trở thành lực cản chính đối với chi tiêu hộ gia đình”, các chuyên gia Tomas Dvorak và Nicola Nobile của Oxford Economics nhận định.
Tuy nhiên, đối với IMF, các ngân hàng trung ương phải đứng vững trước những chỉ trích ngày càng tăng về tác động tiêu cực của việc thắt chặt tiền tệ, nhằm tránh nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Do đó, họ sẽ không được phép hạ lãi suất quá sớm để phản ứng lại sự suy giảm tăng trưởng.
EC cũng cũng xác định một trong những rủi ro lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng của châu Âu, đó là nguy cơ giá năng lượng tăng vọt, có thể được thúc đẩy bởi sự leo thang căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
- Từ khóa :
- kinh tế đức
- kinh tế châu âu
- eurzone
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ từ vi khuẩn tả tăng cao tại châu Âu
09:29' - 16/11/2023
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo châu Âu đang bị đe dọa bởi tình trạng lan rộng nhanh chóng vi khuẩn họ Vibrio sống trong nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Du khách đến châu Âu dễ dàng hơn nhờ chính sách này
11:17' - 14/11/2023
Những người đăng ký thị thực (visa) thăm các nước trong khối Schengen của châu Âu sẽ sớm được cấp loại giấy tờ này theo hình thức trực tuyến.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Nhiều khả năng kinh tế châu Âu sẽ “hạ cánh mềm”
14:19' - 12/11/2023
IMF phân tích nền kinh tế châu Âu khó có thể sụp đổ dù Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã liên tục tăng lãi suất trong hơn một năm qua, nhằm kiềm chế lạm phát cao.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu chuẩn bị cho kế hoạch tái chinh phục không gian vũ trụ
05:30' - 12/11/2023
Pháp, Đức và Italy vừa đạt được thỏa thuận về đảm bảo “khả năng tiếp cận không gian một cách tự chủ và độc lập”, mở đường cho kế hoạch tái chinh phục không gian vũ trụ của châu Âu.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho Morocco vay hơn 535 triệu USD
08:23' - 10/11/2023
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã phê duyệt gói tài trợ trị giá 500 triệu euro (khoảng 535,6 triệu USD) cho quỹ đầu tư quốc gia Mohammed VI Fund for Investment của Morocco.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30'
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30'
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.