Tái cơ cấu VNR: Đang xác định giá trị tài sản 2 công ty vận tải đường sắt
Trao đổi với phóng viên TTXVN về tiến độ triển khai nội dung tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), lãnh đạo VNR cho hay, việc triển khai các công việc tái cơ cấu theo nội dung đã được phê duyệt đang rất tích cực, khẩn trương.
Hiện nay, VNR đang tiến hành sắp xếp sáp nhập 3 ban quản lý dự án khu vực, 5 đơn vị đầu máy, sức kéo. Các công việc này phấn đấu hoàn thành trong năm 2022.
Đối với nội dung hợp nhất các công ty vận tải đường sắt (Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn), lãnh đạo VNR thông tin, hiện các đơn vị này thông qua đấu thầu đã chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn trong việc đánh giá tài sản của từng doanh nghiệp.
Đánh giá về tiến độ hợp nhất hai công ty vận tải, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ, chưa thể xác điểm thời điểm chính xác việc hoàn thành tiến độ hợp nhất hai đơn vị trên, tuy nhiên chúng tôi đang yêu cầu phải hoàn thành việc này trong năm 2023.
Đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) cho hay, thực hiện văn bản số 303/TTg-ĐMDN về tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản chỉ đạo về vấn đề này.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu, các tổ giúp và cũng có văn bản chỉ đạo Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn thực hiện các phần việc của từng đơn vị.
Đến nay, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cũng đã thành lập Ban chỉ đạo của đơn vị, các tổ giúp việc và đã ký với hợp đồng với đơn vị tư vấn trong việc đánh giá xác định tài sản của doanh nghiệp.
Đại diện Haraco nhấn mạnh, liên quan việc xác định phần vốn nhà nước cần phải đánh giá thận trọng theo đúng các quy định pháp luật. Đảm bảo không để thất thoát tài sản nhà nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Cũng theo đại diện Haraco, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã xác định và chỉ đạo công việc hợp nhất hai đơn vị vận tải sẽ có nhiều việc phải làm và rất phức tạp. Công việc thứ nhất đòi hỏi các đơn vị tư vấn chỉ ra là các thủ tục để thực hiện việc hợp nhất hai đơn vị vận tải. Công việc thứ hai rất quan trọng là đơn vị tư vấn xác định giá trị tài sản của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội thừa nhận, cái khó khăn nhất mà đơn vị vận tải nhận thức được trong quá trình tái cơ cấu hợp nhất đó chính là 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19 tình hình sản xuất của hai đơn vị vận tải là rất khó khăn và đều có kết quả kinh doanh lỗ, do đó việc tính toán giá trị cổ phiếu, chuyển đổi cổ phiếu giữa hai đơn vị này như thế nào cũng cần phải xem xét hợp lý.
Mặt khác, Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lại được xây dựng trước thời điểm dịch COVID-19 diễn ra, trong khi đó quá trình thực hiện đề án này lại thực hiện trong thời gian hoạt động kinh tế đã trở lại bình thường. Đây cũng là vấn đề không kém phần khó khăn.Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hiện VNR đang nắm 91,6% cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội - Haraco và nắm 78% cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn - Saratrans.Về tình hình sản xuất kinh doanh của hai đơn vị vận tải đường sắt, theo báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2022 của Haraco cho thấy, tổng doanh thu 9 tháng năm 2022 đạt hơn 1.760 tỷ đồng, vượt 37% so với cùng kỳ 2021; trong đó, doanh thu vận tải hàng hóa gần 930 tỷ đồng, vận tải hành khách hơn 599 tỷ đồng, vận chuyển hành lý hơn 12 tỷ đồng và từ hoạt động dịch vụ khác hơn 204 tỷ đồng.Lợi nhuận sau thuế dương gần 35,2 tỷ đồng; trong đó lợi nhuận từ vận tải hàng hóa khoảng 60%, từ vận tải hành khách khoảng 40%. Trong khi 9 tháng năm 2021 lợi nhuận sau thuế âm hơn 88 tỷ đồng.Đại diện doanh nghiệp này cho biết, sau hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, nhu cầu đi lại của người dân dần phục hồi nên sản lượng, doanh thu cung cấp hàng hóa dịch vụ tăng lên với giá trị tăng tương ứng gần 665 tỷ đồng; trong đó, vận chuyển hàng hóa tăng hơn 196 tỷ đồng, vận chuyển hành khách tăng hơn 440 tỷ đồng, dịch vụ khác tăng hơn 23 tỷ đồng.Tương tự, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, 9 tháng năm 2022, doanh thu sản xất kinh doanh đạt khoảng 1.219 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế dương hơn 38,3 tỷ đồng. Trong khi 9 tháng năm 2021, doanh thu chỉ được hơn 648,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm hơn 61,3 tỷ đồng.Đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, đây là kết quả đáng mừng sau 2 năm 2020, 2021 ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, vận tải hành khách sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến doanh thu chung sụt giảm, lỗ hơn 300 tỷ đồng.Tuy nhiên, tính cả năm 2022, dự kiến vẫn chưa thoát lỗ. Do quý IV/2022 là mùa thấp điểm vận tải hành khách, sản lượng vận tải hàng hóa cũng giảm do hàng dịch chuyển một phần sang các phương tiện khác sau khi giao thông hậu COVID-19 thuận lợi hơn. Trong khi doanh thu từ bán vé tàu Tết Quý Mão tuy đạt kết quả khả quan nhưng lại tính vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023.“Dự kiến riêng chi phí quý IV đã khoảng 50 - 60 tỷ đồng, trong khi lãi 9 tháng 35 tỷ đồng, như vậy tính sơ sơ cả năm vẫn lỗ 15 - 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này đã rất khả quan so với số lỗ dự kiến hơn 110 tỷ đồng đã được thông qua tại Đại hội cổ đông công ty đầu năm", đại diện Haraco cho hay.Tương tự, với Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, dự kiến cả năm 2022 vẫn lỗ khoảng 20 tỷ đồng. Mặc dù vận tải hành khách đã phục hồi nhưng so với năm 2019, thời điểm chưa có dịch chỉ đạt khoảng 70%. Ngay cả năm 2019, đường sắt đã gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với các phương thức vận tải khác như hàng không giá rẻ, ô tô cao tốc..., nên kết quả vận tải hành khách không tốt. Như với công ty liên tiếp 3 năm lỗ, tổng cộng khoảng 400 tỷ đồng.“Nghị quyết đại hội cổ đông đầu năm 2022 dự kiến cả năm lỗ khoảng 77 tỷ đồng, đến nay dự kiến lỗ khoảng 20 tỷ đồng. Giảm được lỗ nhiều như vậy đã rất mừng rồi. Hy vọng sang năm 2023 sẽ cân bằng được thu - chi, thoát lỗ”, vị đại diện doanh nghiệp cho hay.
Trước đó, tại văn bản 303/TTg-ĐMDN ngày 7/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có ý kiến về phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Theo đó, TTXVN đã đưa tin, Phó Thủ tướng đồng ý về chủ trương phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc VNR. Cụ thể, thực hiện thu gọn đầu mối Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy từ 5 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy thành 3 Chi nhánh Xí nghiệp Đầu máy.
Cùng với đó, chuyển nguyên trạng toàn bộ hoạt động, tài sản, con người đang có tại ba Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1, 2, 3 về một Ban Quản lý dự án đường sắt có các điều kiện tốt nhất về quy mô, kinh nghiệm, thực tế... để thực hiện chức năng đại diện chủ đầu tư quản lý các dự án đường sắt do VNR làm chủ đầu tư. Đồng thời, chấm dứt hoạt động của hai Ban quản lý dự án đường sắt còn lại.
Đặc biệt, công văn nêu rõ việc hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn thành một công ty cổ phần vận tải đường sắt.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VNR khẩn trương thực hiện việc cơ cấu lại các doanh nghiệp, đơn vị nêu trên bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, phát huy hiệu quả, tuyệt đối không để thất thoát vốn và tài sản của nhà nước; hoàn thiện Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phù hợp với Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm đưa phần đi nổi tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội vào hoạt động
15:35' - 27/10/2022
Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
-
Thị trường
Đường sắt giảm giá vé tàu đến 30%
09:32' - 27/10/2022
Đường sắt đang áp dụng chương trình ưu đãi giảm giá vé tàu nguyên toa, nguyên khoang đối với các đoàn tàu chạy trong thời gian từ ngày 1/11 đến 28/12/2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành Đường sắt hướng dẫn thanh toán khi đặt mua vé online tàu Tết Quý Mão
18:01' - 22/10/2022
Từ 8h00 ngày 25/10, đường sắt chính thức mở bán vé tàu Tết Quý Mão 2023 đồng thời tại các cửa vé, qua website, tổng đài bán vé và các ứng dụng trên thiết bị di động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.400 tỷ đồng đầu tư 6 dự án đường sắt giai đoạn 2021 - 2025
20:27' - 14/10/2022
Chính phủ vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về chính sách phát triển và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư giao thông vận tải đường sắt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả