Tại sao Thái Lan không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình?
Mặc dù là một trong những nước Đông Nam Á đông dân đầu tiên đạt được vị thế nền kinh tế có thu nhập trung bình vào đầu những năm 1990, Thái Lan đã phải vật lộn để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Thái Lan vào năm ngoái là khoảng 7.000 USD, thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc và nước láng giềng Malaysia.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 bắt nguồn từ Thái Lan đã tàn phá nền kinh tế nước này, gây mất ổn định hệ thống ngân hàng và tài chính, đồng thời kiềm chế triển vọng phát triển của quốc gia Đông Nam Á này. Phải mất gần một thập kỷ, Thái Lan mới lấy lại được mức GDP bình quân đầu người trước khủng hoảng. Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình chỉ hơn 4%/năm là quá thấp đối với một nền kinh tế thu nhập trung bình.Tháng trước, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Phát triển Thế giới 2024 với tựa đề "Bẫy thu nhập trung bình". Báo cáo nêu bật thách thức cốt lõi đối với các nền kinh tế như Thái Lan: trong khi đầu tư lớn và sự lan tỏa công nghệ có thể đưa một quốc gia từ vị thế thu nhập thấp lên trung bình, thì việc tiến lên vị thế thu nhập cao - với GDP bình quân đầu người ít nhất là 14.000 USD - đòi hỏi phát triển năng lực đổi mới trong nước.Du khách nước ngoài đến thủ đô Bangkok của Thái Lan thường ngạc nhiên khi biết về tình trạng trì trệ này. Những tòa nhà chọc trời, khách sạn, chung cư và trung tâm mua sắm cao cấp cùng với các lựa chọn ăn uống sang trọng của thành phố đã tạo ra cảm giác về một quốc gia năng động, sáng tạo đang trên đà đạt được vị thế nền kinh tế có thu nhập cao trong vòng một thập kỷ tới hoặc lâu hơn.
* Bất động sản dư thừaTrong thời gian gần đây, Bangkok ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của các khách sạn và trung tâm mua sắm sang trọng so với chỉ 5 năm trước. Ví dụ, khu phức hợp One Bangkok đồ sộ, được phát triển bởi Tập đoàn TCC Group, có kiến trúc và thẩm mỹ ấn tượng. Nhưng người ta đã đặt câu hỏi về tiện ích phát triển của những dự án lớn như vậy. Mặc dù chúng làm tăng sức hấp dẫn về mặt thị giác của thành phố đối với cư dân và khách du lịch, nhưng lại không có khả năng đóng góp vào tăng trưởng hoặc đổi mới lâu dài của Thái Lan. Những dự án này cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng về kinh tế và không gian, vì các khu phố cũ hơn, giá cả phải chăng hơn được thay thế bằng các dự án phát triển đắt đỏ.Ở các nước đang phát triển, sự dư thừa bất động sản xa xỉ thường báo hiệu sự phân bổ nguồn lực tài chính không phù hợp, với dòng vốn chảy vào các hoạt động đầu cơ có thể mang lại lợi nhuận cho tư nhân, nhưng lại mang lại ít lợi ích phát triển chung. Ngành bất động sản thường không nâng cao năng lực công nghệ của một quốc gia hoặc cải thiện kỹ năng và năng suất của người lao động.Tệ hơn, các khoản đầu tư lớn vào bất động sản thường đi kèm với nợ doanh nghiệp và hộ gia đình tăng cao, tạo ra bong bóng tài sản. Khi những bong bóng này vỡ, chi phí xã hội – bao gồm sự suy giảm của cải, mức tiêu dùng thấp hơn, các khoản cứu trợ do người nộp thuế tài trợ và những thất bại về kinh tế – vượt xa mọi lợi ích ngắn hạn, như đã thấy trong những khó khăn hiện tại của Trung Quốc.Ngành du lịch cũng đóng góp ít vào sự phát triển công nghệ. Ngành du lịch của Thái Lan có quy mô lớn bất thường, chiếm khoảng 11% GDP. Tuy nhiên, lý do chính khiến Thái Lan tăng trưởng chậm trong những năm gần đây là sự trở lại chậm chạp của khách du lịch Trung Quốc sau đại dịch COVID-19.Quan trọng hơn, hầu hết các công việc trong ngành du lịch - dù là trong khách sạn và nhà hàng hay văn hóa, nghệ thuật - có xu hướng chậm thích ứng với tự động hóa, hạn chế khả năng tăng năng suất so với các ngành khác. Du lịch cũng kém mở rộng quy mô hơn vì việc tăng cường sử dụng máy móc để phục vụ nhiều khách hàng hơn thường dẫn đến chất lượng thấp hơn, từ đó làm giảm nhu cầu.* Mối quan ngại về sản xuất
Sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản làm chuyển hướng vốn và nguồn lực quan trọng - chẳng hạn như đất đai và lao động - khỏi các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn. Trong khi Thái Lan tự hào có một nền sản xuất với quy mô lớn và có tính cạnh tranh, chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế, thì lĩnh vực này vẫn bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Các tập đoàn Thái Lan chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, tài nguyên và các dịch vụ ít thâm dụng công nghệ, phản ánh một mô hình chung ở các quốc gia bẫy thu nhập trung bình: các công ty địa phương dễ thành công hơn trong các lĩnh vực ít có tính thương mại như dịch vụ, trong khi sản xuất phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu.Mặc dù thu hút đầu tư đa quốc gia vào các lĩnh vực như ô tô và điện tử là có lợi, nhưng việc quá phụ thuộc vào các công ty nước ngoài đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ mà Hàn Quốc và Trung Quốc dành cho các ngành công nghiệp hướng đến xuất khẩu của họ, các nhà sản xuất Thái Lan sẽ phải vật lộn để đảm bảo nguồn tài chính phù hợp cho việc mở rộng, nâng cấp công nghệ và nghiên cứu phát triển.Các công ty đa quốc gia cũng thường ít đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở các quốc gia đang phát triển do thiếu kỹ năng công nghệ cao và khả năng khoa học. Điều này tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan khó giải quyết: các công ty đa quốc gia thiếu động lực để tham gia vào sản xuất tiên tiến khi không có công nhân lành nghề, trong khi công nhân có ít động lực để cải thiện kỹ năng cần thiết, do có rất ít công việc hiện tại đòi hỏi họ làm như vậy.* Rào cản chính trịNhững thách thức về sự phối hợp như vậy thường đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ, dưới hình thức trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển hoặc các ưu đãi cho sinh viên theo đuổi các chương trình đào tạo về khoa học và công nghệ. Nhưng một rào cản thứ ba kìm hãm các quốc gia bẫy thu nhập trung bình như Thái Lan là yếu tố chính trị.Không giống như các nền kinh tế châu Á đã công nghiệp hóa thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và gần đây hơn là Trung Quốc, Thái Lan thiếu sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ trong việc tái cấu trúc kinh tế và nâng cấp công nghệ.Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái
18:39' - 16/10/2024
Dự kiến sản lượng lúa gạo năm nay của Thái Lan sẽ vào khoảng 33-34 triệu tấn, cao hơn mức 32 triệu tấn của năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng Du lịch Thái Lan đề xuất biện pháp khắc phục sức mua thấp
18:08' - 15/10/2024
Theo khảo sát quý mới nhất của Hội đồng Du lịch Thái Lan (TCT), 85% người Thái đã cắt giảm chi tiêu gia đình, trong đó 83% cắt giảm các hoạt động du lịch và giải trí.
-
Phân tích - Dự báo
Thời khắc quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của Thái Lan
05:30' - 15/10/2024
Thái Lan đang ngày càng chịu nhiều tác động từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nhiệt độ tăng cao, lượng mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra thường xuyên hơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Gia tăng số vụ lừa đảo tại Thái Lan trong năm 2023
07:00' - 09/10/2024
Tổng giám đốc điều hành Gogolook Thái Lan nhìn nhận bất chấp các nỗ lực phòng ngừa hiện nay, Thái Lan vẫn là một trong những "mảnh đất màu mỡ nhất" đối với các đối tượng lừa đảo.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan đặt mục tiêu thu hút gần 37 triệu du khách nước ngoài
14:37' - 08/10/2024
TAT đưa ra dự báo trên trong bối cảnh Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Sorawong Thienthong tuần trước vừa chủ trì một cuộc họp với 74 văn phòng đại diện TAT ở cả trong và ngoài Thái Lan
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan giảm mạnh
21:55' - 05/10/2024
Giá gạo xuất khẩu của một số nước châu Á giảm mạnh trong tuần này sau khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo làm gia tăng sự cạnh tranh trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo Thái Lan trở thành xã hội không tiền mặt sớm nhất ASEAN
16:20' - 03/10/2024
Thái Lan dự kiến sẽ chuyển đổi sang xã hội không tiền mặt nhanh hơn các nước trong khu vực, nhờ vào quá trình áp dụng và chuyển đổi số nhanh chóng của quốc gia này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04'
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30'
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.