Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Để thúc đẩy Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động nắm chắc tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới.
Trong điều hành kinh tế vĩ mô, việc sử dụng đồng bộ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính chủ động theo dõi diễn biến, tình hình trong nước, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau và với các cơ quan liên quan để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện nguồn lực của nền kinh tế.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, diễn biến nhanh, khó lường của tình hình kinh tế đòi hỏi phản ứng chính sách phải nhanh, có trọng tâm, hiệu quả, kịp thời; đồng thời, đòi hỏi các bộ, cơ quan quản lý ngành cần chủ động, linh hoạt trong hành động không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất từ các cơ quan khác.
Thu ngân sách nhà nước cả năm dự báo đạt tốt, tạo dư địa tài khóa để có thể chủ động xây dựng, đề xuất ngay các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân. Chính sách tài khóa cần nâng cao tính chủ động, có tính đến độ trễ trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để có lộ trình, phương án đề xuất, báo cáo, điều chỉnh phù hợp.
Cùng với đó, chính sách tiền tệ cần thận trọng, chủ động thích ứng với rủi ro lạm phát, tỷ giá, điều hành tín dụng đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường truyền thông để góp phần tránh tâm lý kỳ vọng; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí quản trị, hoạt động để giảm lãi suất cho vay, giảm bớt áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế
“Chính sách thương mại, sản xuất cần chủ động phương án điều tiết để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, hạn chế đầu cơ, tích trữ, làm giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là thời gian cuối năm 2022, đầu năm 2023, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực”, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, thống kê sơ bộ các chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã giải ngân đạt khoảng 48 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, đến ngày 21/7/2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân thực hiện 4/5 chương trình tín dụng chính sách của Chương trình khoảng 9,2 nghìn tỷ đồng trên 19 nghìn tỷ đồng kế hoạch năm 2022 (tăng gần 2 lần so với tháng 5/2022).
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai một số chính sách: hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, hỗ trợ lãi suất cho vay (2%/năm) còn chưa đạt tiến độ đề ra, chưa đáp ứng kỳ vọng của cử tri, người dân và doanh nghiệp, phần nào tác động hiệu quả của Chương trình.Theo đó, một số lý do dẫn đến tình trạng này là: việc phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện còn chưa kịp thời; còn tâm lý ngại ngần, sợ sai, lúng túng trong triển khai; các đối tượng thụ hưởng đa dạng, cần thời gian rà soát, việc xác định còn khó khăn; việc ban hành một số ít văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền các bộ còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cũng chỉ ra, Chương trình đã cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 6,941 nghìn tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 690 tỷ đồng; cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 1,42 nghìn tỷ đồng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 là 111 tỷ đồng.Thực hiện Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 của Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân số vốn vay các chương trình tín dụng chính sách được hỗ trợ lãi suất khoảng 60,229 nghìn tỷ đồng.Đến ngày 22/7/2022, đã thực hiện giải ngân 196,7 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho hơn 344 nghìn người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg.Đến nay đã miễn thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng là 31 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua các chính sách gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng đến hết tháng 6/2022.Ngoài ra, ước tính đã giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 trong 7 tháng khoảng 8,909 nghìn tỷ đồng (không thuộc phạm vi Chương trình).Tình hình ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 6 tháng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã chủ động, nỗ lực xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đến nay, đã triển khai, hoàn thành khối lượng lớn công việc, đã ban hành 14/17 văn bản để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tăng trưởng kinh tế của Australia sẽ chậm lại trong bối cảnh lạm phát leo thang
12:04' - 29/07/2022
Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm tài chính 2022-2023 và tuyên bố lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Australia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia
14:51' - 28/07/2022
Lạm phát của Australia dự báo sẽ đạt đỉnh 7,75% vào cuối năm 2022, sau đó giảm xuống 5,5% vào giữa năm 2023 và tiếp tục về mức 3,5% vào cuối năm và duy trì ngưỡng này cho đến hết năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga thêm 2,5 điểm %
11:04' - 27/07/2022
Bất chấp ảnh hưởng của hàng loạt các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt liên quan cuộc xung đột tại Ukraine, ngày 26/7, IMF đánh giá kinh tế Nga đang ở tình trạng tốt hơn dự báo.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Hàn Quốc xuống 2,3%
10:27' - 27/07/2022
IMF đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Hàn Quốc xuống 2,3% do nền kinh tế này đang đối mặt với lạm phát cao trong khi các bất ổn kinh tế bên ngoài tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
08:57' - 27/07/2022
IMF cho rằng Mỹ Latinh và Caribe là một trong số ít khu vực đang có những biện pháp xử lý khá tốt đối với sự bất ổn của kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số