Tăng trưởng nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngày 6/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2016 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì tăng trưởng nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan”.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Nguy cơ thách thức lớn nhất và mang tính lâu dài đó là tác động của biến đổi khí hậu.
Năm 2016 là năm điển hình Việt Nam phải đối phó với nhiều loại hình cực đoan của thời tiết. Biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn và cực đoan hơn so với kịch bản Việt Nam đã công bố năm 2012. Hiện nay các cơ quan chuyên môn Việt Nam chuẩn bị ban hành kịch bản biến đổi khí hậu mới với Việt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang là vùng cung cấp 75% sản lượng gạo, 50% sản lượng trái cây, 80% sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng do tác động của biến đổi khí hậu cộng với tác nhân khác, vùng này sẽ biến đổi hoàn toàn cục diện sản xuất.
Những vấn đề này đang đặt ra thách thức lớn đối với Việt Nam. Ngoài ra, 6 vùng kinh tế khác cũng chịu cảnh tác động của biến đổi khí hậu tương đương như vậy.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Chính phủ Việt Nam có những hành động quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp và cả trong đời sống để thích ứng biến đổi khí hậu. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cùng các địa phương hoạch định những chương trình thích ứng phù hợp.
Bà Louise Chamberlain, quyền Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua là lời cảnh tỉnh đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác.
Điều này cũng cho thấy cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết các chính sách, chương trình. Các rủi ro, cực đoan của biến đổi khí hậu gây ra cần được tính toán trong các chính sách, chương trình của ngành. Cần điều chỉnh, thiết kế để phù hợp với biến đổi khí hậu.
Thông qua hỗ trợ kỹ thuật, UNDP đã và đang triển khai lồng ghép quản lý các rủi ro về khí hậu, thiên tai vào các chính sách, chương trình trong các ngành chính; trong đó có ngành nông nghiệp; thiết kế các chương trình quản lý rủi ro dựa vào cộng đồng, giảm phát thải… ở cộng đồng ven biển.
Theo ông Christian Berger, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, nông nghiệp, thủy lợi hoặc bảo vệ bờ biển là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển thích ứng khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, nếu thiếu sự phối hợp liên kết mạnh mẽ trong khu vực, những nỗ lực của Bộ, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức khác sẽ khó mang lại thành công.
Đức đã và đang hỗ trợ ngành nông nghiệp định hướng phục hồi vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu. Chính phủ Đức sẵn sàng tiếp tục đồng hành trong những nỗ lực của ngành.
"Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ, cộng tác, chia sẻ của cộng đồng quốc tế. Hi vọng thời gian tới, cộng đồng quốc tế tiếp tục cùng chung tay, chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu, những định hướng trong phát triển bền vững, những tăng trưởng đảm bảo an sinh, sinh kế cho người dân, từ đó giúp Việt Nam từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch vùng nuôi tôm gắn với tái cấu trúc sản xuất ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu
19:46' - 05/12/2016
Do ảnh thiên tai, dịch bệnh đã làm hơn 190.000 ha tôm nuôi chết, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm trong vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn nữa để thu hút đầu tư vào nông nghiệp
19:22' - 03/12/2016
Cần phải tạo nên những đột phá, những chính sách mang tính thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để tăng thu hút vào đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Dành 1.750 tỷ đồng đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2017-2020
16:11' - 29/11/2016
Dự thảo Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu là đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 900.000 lao động nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.