Tạo đà cho thương mại điện tử phát triển vượt ngưỡng
Được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới về thương mại điện tử, mỗi năm Việt Nam tăng trưởng bình quân 35%, nhanh hơn Nhật Bản 2,5 lần.
Với đà phát triển mạnh mẽ này, nhiều ý kiến cho rằng tới năm 2020 doanh thu bán lẻ của lĩnh vực thương mại có thể đạt từ 13-15 tỷ USD.
Nhận định về vấn đề này, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, doanh thu bán lẻ từ lĩnh vực thương mại điện tử trong năm 2018 đạt 8 tỷ USD, tăng vượt mức so với mức dự báo 7 tỷ USD trước đây.
Vì thế, doanh thu bán lẻ năm 2020 có thể sẽ vượt ngưỡng so với con số dự kiến bởi mức dự báo này đưa ra cho thương mại điện tử trước đó chỉ ở mức 10 tỷ USD.
Theo ông Tuấn Hà - CEO Vinalink , việc các doanh nghiệp Việt “rủ nhau” lên “sàn thương mại điện tử” là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Bởi, tham gia thương mại điện tử đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí, nhân công và nhất là doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc liên tục thay đổi và thích ứng.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát triển nhanh và mạnh trong lĩnh vực này, ông Tuấn Hà cho rằng doanh nghiệp nên tiếp cận và trải nghiệm các dịch vụ, giải pháp bán hàng trực tuyến như kinh doanh Omni – channel, sử dụng ứng dụng chatbot trả lời khách hàng, sử dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm…
Báo cáo thị trường mua sắm trực tuyến năm 2018 do Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me thực hiện cho thấy, Shopee đã vươn lên chiếm 35% thị trường, dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Đến nay, Shopee có hơn 700 thương hiệu hàng đầu và nhà bán hàng hoạt động, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hàng hóa với giá ưu đãi nhất.
Ông Lê Anh Huy - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Sendo cho biết, Sendo đã thành công vượt bật trong năm 2018 với mức tăng trưởng gấp ba lần so với năm 2017 và phục vụ hơn 10 triệu khách hàng trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá các chuyên gia, thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, rào cản nên rất khó để có thể tăng tốc, bắt nhịp nhanh chóng cùng thế giới.
Bởi, Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều thách thức liên quan đến vấn đề pháp lý, kỹ năng phát triển thương mại điện tử, nhiều rào cản về niềm tin, quyền bảo mật của các bên tham gia.
Cùng với đó, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam chưa có sự phát triển đồng đều và thống nhất. Trong khi tại các thành phố lớn khá phát triển nhưng việc hỗ trợ thương mại điện tử tại các địa phương còn kém, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.
Hơn nữa, hạ tầng dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử như hạ tầng hóa đơn và chứng từ điện tử, thanh toán, logistics hiện đang phát triển ở các mức độ khác nhau, thiếu sự đồng bộ và thiếu tính kết nối.
Không những thế, thế hệ trẻ không còn thỏa mãn với việc đặt hàng bằng điện thoại di động mà còn kỳ vọng được nhận hàng nhanh hơn nên thương mại điện tử nhất thiết phải thay đổi "cuộc chơi" của logistics.
Do vậy, để giải quyết các vấn đề và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động logistics phù hợp với kinh tế số, theo các chuyên gia cần thành lập mới cơ quan quản lý nhà nước hoặc giao trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động này cho một bộ, ngành cụ thể.
Bên cạnh đó, nên luật hóa việc chia sẻ dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước, luật hóa nền tảng công nghệ thông tin bằng điều kiện kinh doanh…Nhà nước cũng nên xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất công nghiệp tại nội đô các thành phố sang cho doanh nghiệp logistics để quy hoạch thành các trung tâm khu vực, tạo lợi thế đồng bộ cho hệ thống logistics.
Ngoài ra, nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nhanh hệ thống thương mại điện tử, hạ tầng phụ trợ cho lĩnh vực này cần được đẩy mạnh phát triển đồng bộ, song song. Vì thế, hạ tầng pháp lý cho thương mại điện tử cần được liên tục cập nhật với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh toàn diện, theo kịp thực tiễn phát triển của các mô hình và hoạt động của lĩnh vực thương mại điện tử khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia cần tiếp tục hoàn thiện, tích hợp các giải pháp thanh toán bảo đảm để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, nhất là loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B). Đại diện cho phía cơ quan Nhà nước, ông Đặng Hoàng Hải khẳng định, thời gian tới, để thương mại điện tử phát triển cần tập trung vào 7 mục tiêu chính gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng ; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; phát triển các sản phẩm, giải pháp; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2019 sẽ diễn ra trong tháng 3
16:27' - 12/03/2019
Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 sẽ tổ chức tại Hà Nội,Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện thường niên và được cộng đồng kinh doanh trực tuyến quan tâm mạnh mẽ.
-
Thị trường
Phát hiện vi phạm trong thương mại điện tử
16:58' - 22/02/2019
Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh tại Mễ Trì Hạ với hơn 1.380 đơn vị sản phẩm do nước ngoài sản xuất, không xuất trình được hóa đơn chứng từ.
-
Thị trường
Kiểm soát chặt vi phạm trong thương mại điện tử
15:54' - 29/01/2019
Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung nguồn lực để kiểm tra, xử lý hàng kém chất lượng trước thực trạng thương mại điện tử đang bùng nổ và gia tăng mạnh về mức độ vi phạm.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị 97,4 tỷ USD từ Elon Musk
08:08' - 15/02/2025
Ngày 14/2, OpenAI cho biết Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
TikTok quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google ở Mỹ
08:00' - 15/02/2025
TikTok đã quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google vào tối 13/2 (giờ địa phương).
-
Doanh nghiệp
Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI tỷ USD tại Bình Dương
22:14' - 14/02/2025
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc
16:00' - 14/02/2025
Theo kết quả khảo sát, nhiều công ty Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức, bao gồm tính cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, được phản ánh bởi chi phí lao động gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Apple, Google khôi phục TikTok trên cửa hàng ứng dụng tại Mỹ
11:28' - 14/02/2025
Theo Bloomberg, đây là động thái sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Pam Bondi gửi thư cho Apple, đảm bảo rằng hãng “táo khuyết” sẽ không bị phạt khi lưu trữ ứng dụng này.