Thách thức từ môi trường kinh doanh
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực sau 3 năm triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ (Nghị quyết 19) nhưng giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông thừa nhận: “Tốc độ triển khai Nghị quyết 19 còn rất chậm, kết quả đạt được chỉ là phép cộng giản đơn, tính trên đầu ngón tay. Do đó, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực”. Vẫn còn thụ độngTheo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong 3 năm gần đây liên tục được cải thiện. Trong đó, năm 2016 đã tăng 9 bậc (từ vị trí 91 lên vị trí 82). Đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008. Tuy nhiên, thực tế thực hiện Nghị quyết 19 trong 3 năm qua, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, “vẫn còn nhiều nhiệm vụ đặt ra trong các Nghị quyết 19 trước đây chưa có kết quả hoặc chưa được thực hiện. Đây là món nợ đối với doanh nghiệp”. Theo ông Cung, những bổ sung, thay đổi vừa qua chủ yếu là do sức ép từ doanh nghiệp, từ chỉ đạo của Chính phủ và từ dư luận xã hội. Không chỉ đội ngũ công chức mà bộ máy quản lý Nhà nước nhìn chung vẫn còn thụ động, trì trệ, rất ít đổi mới, sáng tạo trong triển khai Nghị quyết. Ông Cung dẫn chứng, câu trả lời thường nghe nhất về một vấn đề cụ thể, về vướng mắc của doanh nghiệp là “chúng tôi làm theo quy định”, ít quan tâm đến các vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp do chính các quy định, văn bản cụ thể tạo ra. Đồng thời, ít khi chủ động đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện còn nhiều văn bản chưa được bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu của Nghị quyết như: Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “Ngành dệt may có lưu lượng xuất nhập khẩu rất lớn, hàng năm phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn bông; xuất nhập khẩu 1,7 triệu tấn xơ, sợi… Tuy nhiên, các thủ tục hành chính thông quan và kiểm tra chuyên ngành với ngành dệt may vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây rất nhiều khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp cả về thời gian và chi phí”.Chia sẻ kết quả điều tra, khảo sát cảm nhận của doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2016, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đang gặp phải là việc thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý (chiếm 25% số doanh nghiệp tham gia khảo sát). Đặc biệt, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật “rất có vấn đề”, nhất là các Thông tư hướng dẫn. Thực tế cũng cho thấy, nếu chỉ triển khai thực hiện theo cách làm cũ, tuần tự, từng bước và chỉ có sự tích cực của các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp mà không có sự tích cực, năng động và sáng tạo của cán bộ, công chức Nhà nước với tinh thần Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động và phục vụ người dân, doanh nghiệp thì khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra.Thách thức không nhỏHết năm 2017, Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam phải đạt trung bình ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cải thiện điểm số và thứ hạng trên các trụ cột về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu, đồng thời gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương với gần 250 chỉ tiêu cụ thể.Với những mục tiêu nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 19/2017 sẽ bao gồm nhiều nội dung, rất toàn diện, bao phủ hầu hết các yếu tố của môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia, sử dụng đồng thời 4 đánh giá xếp hạng toàn cầu.Đó là: đánh giá và xếp hạng về mức độ thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB); đánh giá, xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ; đánh giá về năng lực đổi mới, sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN).
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhìn nhận, mục tiêu trên là thách thức rất lớn không chỉ riêng năm 2017 mà cả những năm tiếp theo. Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh, nếu chỉ triển khai thực hiện Nghị quyết 19 theo cách truyền thống, tuần tự, từng bước như mấy năm qua, nếu chỉ có sự tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp mà không có sự tích cực, năng động và sáng tạo của các cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền với tinh thần của Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp thì khó có thể đạt được kết quả như mong muốn. Do vậy, những kết quả tạo ra phải theo cấp số nhân, cấp lũy thừa. Trên cơ sở phân tích những bài học trong triển khai thực hiện các Nghị quyết 19 trước đây, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM đã nêu nhiều khuyến nghị. Trong đó, cần giải quyết từng vướng mắc tại các văn bản cụ thể; có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Thủ tướng, của người đứng đầu Bộ ngành; nâng cao vai trò của các Hiệp hội, nhất là các Hiệp hội ngành hàng… Đặc biệt, cần phát huy vai trò của báo chí và truyền thông trong việc làm sống động quá trình triển khai Nghị quyết 19, làm cho Nghị quyết luôn “nóng” và thu hút sự quan tâm của xã hội, khích lệ thêm sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp...Đại diện Hiệp hội Bông sợi kiến nghị, giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra với hàng bông nhập khẩu bằng việc áp dụng chế độ công nhận lẫn nhau kết quả kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng bông nhập từ các nước phát triển; áp dụng quản lý rủi ro với các mặt hàng bông nhập nhập từ nước khác, tăng cường hậu kiểm thay vì kiểm tra từng lô khi thông quan để giảm gánh nặng về thời gian, chi phí doanh nghiệp.Cùng quan điểm, Hiệp hội Logistics cũng kiến nghị xem xét bỏ hàng hóa gửi kho ngoại quan khỏi đối tượng áp dụng thuế nhà thầu vì việc đưa đối tượng này vào có nhiều điểm bất hợp lý và có nguy cơ làm doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phá sản, thua lỗ. “Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ giúp doanh nghiệp đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn đặc thù. Như dệt nhuộm cũng là nhóm ngành đặc thù của dệt may. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ ngành dệt nhuộm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.” - ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiến nghị.TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, để đạt được kết quả Nghị quyết 19, đòi hỏi chúng ta phải có một quyết tâm và nỗ lực cải cách gấp nhiều lần năm 2016. Ngoài ra, một môi trường kinh doanh tốt là môi trường kinh doanh chi phí thấp nhất và ít rủi ro pháp lý nhất cho doanh nghiệp cũng cần phải được tạo dựng. Tư duy và phương thức quản lý Nhà nước là “quản bằng mọi giá” phải được thay đổi hoàn toàn bằng phương thức quản lý mới “thông minh hơn, rẻ nhất, ít gây tốn kém và phiền hà nhất cho doanh nghiệp”.../.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- ô tô
- việt nam
- thách thức
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính
15:19' - 12/04/2017
Tất cả các hiệp hội doanh nghiệp hay từng cá nhân mỗi doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm thực hành liêm chính trong mọi hoạt động kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Những sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh từ cơ sở
11:53' - 28/03/2017
Nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng được những mô hình hay, cách làm hiệu quả nhằm gắn kết, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00' - 29/11/2024
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.