Thái Lan sẵn sàng cho các lệnh cấm thương mại của Mỹ
Đại diện các khu vực ngân hàng, thương mại và sản xuất của Thái Lan ngày 10/4 đã có cuộc họp nhằm thảo luận các vấn đề liên quan thương mại với Mỹ sau khi Washington công bố danh sách 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có thặng dự thương mại lớn với Mỹ cần phải xem xét lại quan hệ thương mại.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu tại cuộc họp, ông Chen Namchaisiri, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan cho biết các nhà xuất khẩu phải sẵn sàng cho mọi chính sách của Mỹ như tăng thuế nhập khẩu, áp đặt hàng rào phi thuế quan chống lại hàng hóa Thái Lan. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Thái Lan cần phải tìm kiếm các thị trường mới.
Trước đó, ngày 31/1 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã ký 2 sắc lệnh hành pháp về thương mại nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ của nước Mỹ. Hai sắc lệnh này đòi hỏi phải báo cáo nghiên cứu nguyên nhân gây nên mất cân bằng thương mại.
Báo cáo phải đưa ra trong 90 ngày, tập trung vào 15 đối tác kinh tế mà Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hóa lớn năm 2016, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mexico, Ireland, Việt Nam, Italy, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Indonesia, Canada, và Đài Loan (Trung Quốc). Chính quyền Mỹ dự định có các cuộc họp công khai để nghe báo cáo từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, công nhân, nông dân và người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, Chính phủ Thái Lan từ lâu đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và lạm dụng lao động. Điều này sẽ giúp Thái Lan tránh khỏi các biện pháp trả đũa thương mại của Washington. Hiện Thái Lan đứng thứ 11 trong tổng số 15 nước có thặng dư thương mại lớn nhất vào Mỹ vào năm ngoái với 19 tỷ USD thặng dư so với 347 tỷ USD thặng dư của Trung Quốc.
Hôm 3/4, Thái Lan và Mỹ đã tiến hành cuộc họp đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia. Cuộc họp được tổ chức trong khuôn khổ Hiệp định Khung về thương mại và đầu tư (TIFA).
Tại cuộc họp, phía Mỹ đã tóm tắt về chính sách thương mại mới trong khi Thái Lan trình bày về chính sách Thái Lan 4.0, được coi là động lực tăng trưởng tiến bộ của nước này trong những năm tới.
Hai bên cũng đã nhất trí về lộ trình hướng tới quan hệ đối tác kinh tế chiến lược trong khi Mỹ sẽ cung cấp danh sách các cơ quan và công ty để thúc đẩy kết nối kinh doanh, đảm bảo lợi ích của cả hai bên./.
- Từ khóa :
- mỹ
- thái lan
- sắc lệnh
- thâm hutjth]ơng mại
- hiệp định thương mại
- fta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
14 bang của Mỹ yêu cầu khôi phục sắc lệnh hạn chế nhập cảnh
11:14' - 11/04/2017
Texas, Florida là 2 trong số 14 bang của Mỹ yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang đặt tại San Francisco khôi phục sắc lệnh hạn chế nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đang cân nhắc một sắc lệnh mới về thương mại
19:24' - 10/04/2017
Sắc lệnh mới của Tổng thống Mỹ được cho là sẽ tập trung điều ta về tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ trong những tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định hợp tác là lựa chọn đúng đắn nhất trong quan hệ Trung-Mỹ
18:02' - 07/04/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6/4 (theo giờ Mỹ) đã có cuộc hội đàm làm việc đầu tiên tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida, Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017
05:30' - 05/04/2017
Theo Cục chính sách tài khóa, Bộ Tài chính Thái Lan, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2017 của nước này được dự báo sẽ tăng 4% do các điều kiện kinh tế được cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thông qua thương vụ mua xe tăng Trung Quốc
18:51' - 04/04/2017
Ngày 4/4, nội các Thái Lan đã phê chuẩn thương vụ mua 10 xe tăng Trung Quốc trị giá 58 triệu USD nhằm thay thế dòng xe tăng cũ do Mỹ sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.