Than Australia tiếp tục “đắt hàng” do nhu cầu nhiệt điện gia tăng tại châu Á
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán sự gia tăng 4,6% các nhà máy nhiệt điện tại Ấn Độ sẽ là nhân tố chính thúc đẩy nhu cầu về than tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Indonesia và Việt Nam cũng là lực đẩy tạo mức tăng 5% về nhu cầu than trong vòng 5 năm tới.
IEA nhận định sự gia tăng nhu cầu sử dụng than tại Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ bù đắp cho việc tiêu thụ than của Australia tại thị trường Mỹ và châu Âu giảm sút, trong bối cảnh sử dụng năng lượng tái tạo thay thế tại hai khu vực này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Trong bản báo cáo mới phát hành, IEA cho biết, tổng nhu cầu than toàn cầu đã tăng 1,1% trong năm 2018 và dự kiến sẽ duy trì sự ổn định cho tới năm 2024. Trong khi đó, tổng lượng sản xuất than của Australia sẽ tiếp tục tăng 1,4% mỗi năm, từ mức 409 triệu tấn vào năm 2018 lên 444 triệu tấn vào năm 2024.
IEA dự báo xuất khẩu nhiệt than của Australia, dùng trong việc sản xuất điện, sẽ tăng từ 203 triệu tấn lên 223 triệu tấn so với cùng kỳ, trong khi xuất khẩu than luyện cốc, dùng trong sản xuất thép, sẽ tăng từ 179 triệu tấn lên 196 triệu tấn.
Than sẽ vẫn là nguồn cung cấp điện lớn nhất trên toàn thế giới trong 5 năm tới, mặc dù thị phần của mặt hàng này được cho là giảm từ 38% trong năm 2018 xuống 35% trong năm 2024.
Báo cáo của IEA dự đoán thị phần xuất khẩu than toàn cầu Australia sẽ tăng nhanh. Điều này làm dấy lên những đồn đoán về các mỏ than mới sớm được đưa vào khai thác tại bang Queensland và New South Wales.
Bộ trưởng Tài nguyên Australia Matt Canavan cho biết, nước này sẽ cần nhiều hơn nữa các mỏ than để đáp ứng nhu cầu than gia tăng từ các quốc gia đang phát triển của châu Á.
Dự báo xuất khẩu than của Australia tăng có thể kích hoạt nhiều hơn nữa sự phản đối từ các nhà hoạt động vì môi trường.
Báo cáo của IEA được đưa ra ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu thường niên của Liên hợp quốc (LHQ) kết thúc tại Madrid (Tây Ban Nha) mà không có được sự đồng thuận để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế mới về giảm khí phát thải. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ sự thất vọng với kết quả của Hội nghị Madrid.
Giám đốc điều hành Hội đồng Khoáng sản Australia, Tania Constable, cho rằng những số liệu của IEA là sự phản bác rõ rệt nhất đối với các dự báo về sự suy giảm nhu cầu than. Ông Constable nói: “Ấn Độ và Đông Nam Á vẫn phụ thuộc vào than để xây dựng hạ tầng cơ sở cho sự phát triển dân số nhanh chóng của họ”.
Tuy nhiên, Nghị sỹ Đảng Xanh, Adam Bandt, cảnh báo “than đá sẽ giết chúng ta” và cho rằng dự báo xuất khẩu than là “một bản án tử hình đối với Australia”.
Ông Bandt nói: “Nếu chúng ta không thể dựa vào thị trường để cứu chúng ta thoát khỏi thảm họa khí hậu, thì chúng ta cần có luật pháp bảo vệ để loại bỏ xuất khẩu than vào năm 2030, vì nếu bạn không có kế hoạch từ bỏ than, bạn sẽ không có kế hoạch để giải quyết khủng hoảng khí hậu.”
Tuần trước, tập đoàn Siemens (Đức) đã giành được một hợp đồng cung cấp hệ thống tín hiệu cho mạng lưới đường sắt, kết nối mỏ Adani và nhà ga xuất khẩu than tại cảng Abbot. Giám đốc điều hành toàn cầu của tập đoàn Joe Kaeser cho biết sẽ xem xét lại thỏa thuận này do các khiếu nại từ những nhà hoạt động vì môi trường.
Báo cáo của IEA đã lấy trường hợp của mỏ than Adani Carminchael như một ví dụ minh họa cho quá trình phê duyệt kéo dài mà các mỏ nhiệt than phải đối mặt, đồng thời cảnh báo “các điều kiện đầu tư vào mỏ than đang trở nên ngày càng khó khăn hơn”.
Hành động công khai ủng hộ than đá của Bộ trưởng Tài nguyên Matt Canavan đã tạo thêm áp lực đối với nhà lãnh đạo Công đảng Anthony Albanese, người luôn ủng hộ phát triển năng lượng tái tạo.
Vào tuần trước, ông Albanese đã lên tiếng xác nhận nhiều công việc mới được tạo ra nhờ hoạt động của mỏ than Adani, nhưng từ chối nói rằng ông hoan nghênh các việc làm mới sẽ tiếp tục được tạo ra nếu tăng thêm số lượng mỏ than tại lưu vực Galilee.
Thực tế, cơ sở hạ tầng do Adani xây dựng có thể mở đường cho những dự án khác, bao gồm mỏ than Alpha do công ty Gina Rinehart hậu thuẫn và mỏ Waratah do tỷ phú Clive Palmer ủng hộ…
Báo cáo của IEA cho thấy xuất khẩu than Australia đã tăng 0,8% vào năm ngoái, từ 382 triệu tấn, kết hợp với mức giá cao hơn, đem tới mức doanh thu kỷ lục là 67 tỷ USD. IEA cũng nhìn nhận than đá đã vượt qua quặng sắt, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Australia.
Trong vòng 5 năm tới, Ấn Độ sẽ đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng nhu cầu than thế giới, với mức tăng 4,6% hàng năm trong sản xuất nhiệt điện, bất chấp lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo của nước này đã tăng gấp 4 lần. Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ gần một nửa sản lượng than thế giới, ghi nhận mức tiêu thụ tăng 1% vào năm ngoái. Tuy nhiên, IEA dự báo thị trường này sẽ có sự tăng trưởng khiêm tốn trong những năm tới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xu hướng vận động thị trường dầu mỏ thế giới năm 2020 (Phần 3)
06:30' - 20/12/2019
Việc nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ đạt "đỉnh" sớm hay muộn sẽ phụ thuộc nhiều vào phản ứng của các nền kinh tế phát triển đối với tình trạng biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
ADB đầu tư hơn 1 tỷ USD cho các dự án năng lượng tái tạo tại Thái Bình Dương
21:04' - 19/12/2019
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD cho các dự án năng lượng tại các nước Thái Bình Dương trong giai đoạn 2019-2021.
-
Kinh tế Thế giới
Cơ hội của Australia giữa “cơn đói” đất hiếm
05:30' - 08/12/2019
Mặc dù Australia có nguồn cung đất hiếm và công nghệ kỹ thuật cao đáng kể, nhưng thiếu hụt đầu tư đã kìm hãm ngành công nghiệp này phát triển.
-
Doanh nghiệp
Hiện thực hóa "giấc mơ" điện gió
11:46' - 05/12/2019
Điện gió trong những năm tới sẽ là giải pháp năng lượng sạch cho Việt Nam, bởi tiềm năng ở Việt Nam trong lĩnh vực này là rất lớn; đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ Latinh và quá trình thay đổi cơ cấu năng lượng tại Trung Quốc
06:03' - 25/11/2019
Do phát triển sau, Trung Quốc đang dần chuyển đổi cơ cấu năng lượng qua các nguồn được gọi là sạch như điện Mặt Trời, điện gió, thủy điện, điện sinh học và cả điện nguyên tử.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế - hai thách thức lớn đối với Australia
05:30' - 24/11/2019
Những áp lực về việc xây dựng chính sách năng lượng và khí hậu dựa trên cơ sở khoa học đang tăng dần do tác động tàn phá của biến đổi khí hậu gây ra cho quốc gia và nền kinh tế Australia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính Bessent làm Chủ tịch Fed
07:31' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent là một trong những phương án có thể thay thế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ pin
07:31' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Trung Quốc đã siết chặt hạn chế xuất khẩu một số công nghệ vật liệu pin trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng hóa Indonesia nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu thuế quan 19%
07:08' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiến hành truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp
15:19' - 15/07/2025
Nhà chức trách liên bang Mỹ vừa thực hiện một chiến dịch truy quét quy mô lớn người di cư bất hợp pháp tại hai trang trại cần sa ở Nam California, bắt giữ hơn 360 người.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát Mỹ ngày càng chịu sức ép lớn hơn từ thuế quan
11:08' - 15/07/2025
Các nhà kinh tế từ lâu đã cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng trở lại, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới sẽ là phép thử cho nhận định này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế bạc tại Trung Quốc tạo ra thị trường trị giá nghìn tỷ
09:47' - 15/07/2025
Kinh tế bạc (kinh tế phục vụ cho người cao tuổi) đang tăng tốc, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng cuộc sống của nhóm người cao tuổi tại Trung Quốc ngày càng nâng cao.