Thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước: Cần cân nhắc tính khả thi
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, dự thảo thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp là thực hiện theo đúng Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng, tuy nhiên vẫn còn những lo ngại về tính khả thi của dự án này.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, dự thảo đưa ra mô hình Ủy ban là một cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không có gì khác so với hiện nay và mục tiêu tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu sẽ khó được thực thi.
Khi 30 doanh nghiệp này được đưa về Uỷ ban quản, trong khi Ủy ban này thuộc cơ quan hành chính của Chính phủ và mặc dù không ban hành văn bản pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về báo cáo, tham mưu...
“Cơ quan quản lý nhà nước bao giờ cũng có độ trễ nhất định, vì vậy việc có đảm bảo được mô hình quản trị doanh nghiệp hay không, hoặc có cơ chế quản lý khác mô hình doanh nghiệp hiện vẫn còn nhiều băn khoăn”. - ông Tiến cho hay.
Bên cạnh đó, về vấn đề nhân sự, với một khối lượng 30 Tập đoàn, Tổng công ty, bình quân mỗi Tập đoàn, Tổng công ty này có 10 đơn vị chân rết thì tổng số đơn vị đã lên tới 300 thì rõ ràng, một bộ máy sinh ra để quản lý cả 300 doanh nghiệp đó là rất khó.
“Về nhân sự, giả sử bình quân mỗi một doanh nghiệp "con" của mỗi Tập đoàn, Tổng công ty đó cần 1-2 người phụ trách thì sẽ cần tới 600 người là 600 chuyên gia giỏi.
Chưa kể, theo quy định của Luật, ngoài cử người đại diện vốn Nhà nước, còn phải cử cả kiểm soát viên đối với công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước và một nhóm ban kiểm soát, tức là cần tới 3 người nữa cho một công ty. Như vậy, cần hơn 600 người cho Uỷ ban này là rất khó, đặc biệt là người có năng lực quản lý”. - ông Đặng Quyết Tiến phân tích thêm.
Theo dự thảo lần này, mô hình Ủy ban sẽ thay mặt cho nhiều Bộ, ngành vừa làm công tác quản lý vừa điều hành sản xuất kinh doanh sẽ rất khó. Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, vấn đề đặt ra là liệu cơ quan này có đủ năng lực để phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của 30 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc các ngành nghề khác nhau không?
Lấy ví dụ về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), ông Tiến cho rằng, 10 năm trước đây, trong giai đoạn đầu hoạt động, bên cạnh việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư, SCIC làm cả việc quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh dẫn đến không hiệu quả.
Do đó, không nên ôm đồm nhiều việc, SCIC với vai trò là đơn vị quản lý đầu tư chỉ nên quan tâm việc bảo toàn và gia tăng vốn đầu tư.
Ngoài ra, theo tinh thần kiến tạo mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo mới đây là phải đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo hướng thu gọn lại số lượng doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn khoảng 200 đơn vị, trong khi, 30 doanh nghiệp đưa về Ủy ban này đều nằm trong diện cổ phần hóa sắp tới.
Mặt khác, việc thành lập Ủy ban có thể làm chậm tiến trình cổ phần hóa bởi quá trình tách, chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ chủ quản về Ủy ban sẽ mất nhiều thời gian, trong khi đó một số doanh nghiệp có tâm lý không muốn cổ phần hóa sẽ lấy lý do này để dừng lại đợi.
Như vậy, nếu không thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên thì cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và đưa các doanh nghiệp Nhà nước về SCIC để tránh lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, vấn đề quan trọng hiện nay là cần thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước để tạo sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ đã đề ra.
Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho rằng, việc thành lập Uỷ ban hay Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn chỉ là vấn đề mô hình, còn để mô hình tốt thì phải có sự giám sát, kiểm tra và vấn đề quan trọng nhất là phải công khai minh bạch.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Dự thảo Nghị định về trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước để lấy ý kiến hoàn thiện. Theo Dự thảo Nghị định, Chính phủ sẽ thành lập một Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có 30 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc nhiều lĩnh vực: xăng dầu, điện, dầu khí, viễn thông...
Trong đó, con số nhiều nhất là từ Bộ Công Thương, với 12 Tập đoàn và Tổng công ty. Kế đến là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mỗi bộ với 5 Tập đoàn, Tổng công ty; Bộ Tài chính có 2 đơn vị gồm Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Bảo Việt (Baoviet Holdings)./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Tài chính lên tiếng về vấn đề “cắt xén” ưu đãi của doanh nghiệp
14:34' - 20/07/2016
Bộ Tài chính khẳng định, việc xây dựng và ban hành Thông tư số 83 đã được Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy trình xây dựng văn bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Trăn trở trong thu – chi "ngân khố" quốc gia
06:17' - 04/07/2016
Thời gian tới, ngành tài chính sẽ tập trung quản lý chặt chẽ nguồn thu, phấn đấu tăng thu từ nội địa và xuất khẩu giúp tăng thu ngân sách quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính: Thanh lý xe công phải có quy trình và thời gian
18:29' - 02/07/2016
Việc thanh lý xe công phải có quy trình và thời gian, không phải thống kê là thanh lý được ngay, Bộ Tài chính sẽ có quản lý theo đúng quy định về quản lý xe công.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường công tác quản lý thu phí, lệ phí
12:09' - 01/07/2016
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (TW) yêu cầu tăng cường công tác quản lý thu phí, lệ phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính lên tiếng về thông tin thanh lý 264 xe ô tô công
16:50' - 30/06/2016
Thanh lý 264 xe ô tô phục vụ công tác với tổng nguyên giá 79,68 tỷ đồng; giá trị còn lại 0,39 tỷ đồng” thì giá trị 0,39 tỷ đồng phải được hiểu là giá trị còn lại trên sổ sách kế toán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra
12:55'
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 vào sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ điều kiện, khả năng đáp ứng của cơ quan, tổ chức được phân cấp, ủy quyền
12:46'
Mục tiêu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường vành đai hơn 800 tỷ đồng của Đà Lạt tiếp tục lỗi hẹn
12:37'
UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện dự án xây dựng đường vành đai thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư đến 31/12/2025 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang đặt mục tiêu năm 2025 thu hút FDI đạt 1,5 tỷ USD
12:18'
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh, năm 2025, tỉnh phấn đấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ: Hơn 20.000 nhân viên chính phủ sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình khuyến khích
09:57'
Hơn 20.000 viên chức liên bang Mỹ đã thông báo với chính phủ nước này về việc sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình tinh gọn bộ máy có thời hạn chót đăng ký vào ngày 6/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
09:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025
09:55'
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
21:42' - 04/02/2025
Theo Cục hàng không Việt Nam, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 (từ ngày 24/1 - 2/2), lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay cả nước đạt xấp xỉ 3,6 triệu, tăng 16% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện - Tiên phong cho phát triển kinh tế xã hội
19:14' - 04/02/2025
Điện, đường, trường, trạm; trong đó điện được xem là yếu tố tiên phong bởi đây như mạch máu cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.