Tháo điểm nghẽn về BOT giao thông - Bài 1: Từ chủ trương đến triển khai
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp nhưng nhu cầu đầu tư hạ tầng tăng cao, để tạo đột phá phát triển kinh tế, việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa; trong đó có hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) là “lời giải” duy nhất cho “bài toán” vừa phát triển hạ tầng vừa giảm áp lực nợ công.
Tuy nhiên, những điểm nóng BOT ở một số địa phương thời gian gần đây đang cho thấy những bất ổn cần được nhận diện một cách đầy đủ để có giải pháp khắc phục. Loạt bài “Giải bài toán về BOT giao thông” sẽ đem tới cái nhìn thực tế, khách quan về một trong những hình thức xã hội hóa nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Bài 1: Từ chủ trương đến triển khai
Hình thức đầu tư BOT vào hạ tầng giao thông bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam cách đây hơn 20 năm với dự án BOT cầu Cỏ May (Bà Rịa – Vũng Tàu). Từ đó cho đến nay, việc đầu tư theo hình thức này đã góp phần quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế địa phương và vùng miền.
Nở rộ dự án
Đánh giá về những ưu điểm hình thức BOT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, chủ trương xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là đúng đắn và cần tiếp tục hình thức này để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thu hút các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; trong đó có hạ tầng giao thông là chủ trương đúng đắn, cần thiết và kịp thời của Nhà nước. Đặc biệt, việc tham gia của thành phần kinh tế ngoài nhà nước sẽ làm cho dự án được quản lý hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư công cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác.
Theo số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện có 88 dự án giao thông được thực hiện theo hình thức BOT do Trung ương và địa phương quản lý. Các dự án này được xây dựng theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định 108/NĐ-CP của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông.
Cụ thể, đối với đường bộ, Nghị quyết 13 nhấn mạnh, ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020...; đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên.
Ông Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đánh giá, chủ trương huy động vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT là hoàn toàn đúng đắn. Bởi trong điều kiện ngân sách khó khăn, đây là giải pháp để giải quyết tình trạng hệ thống hạ tầng giao thông xuống cấp, lạc hậu. Trong các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đều khẳng định sự cần thiết của chủ trương này.
“Nếu chúng ta không làm BOT, các tuyến quốc lộ đã xuống cấp hết, việc đi lại khó khăn, chi phí xăng dầu lớn, xe cộ sẽ hư hỏng nhiều, khi đó chủ phương tiện còn chi phí nhiều hơn là việc phải nộp phí”, ông Tịnh phân tích và cho rằng, về nguyên tắc, khi đầu tư, các dự án BOT được quyền thu phí để hoàn vốn và cũng chỉ có những tuyến đường lưu lượng xe đông, phương án tài chính đảm bảo thì mới thực hiện được bằng BOT.
Cũng theo đánh giá của ông Lê Hồng Tịnh, không thể dùng nguồn vốn vay ODA để thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ hiện hữu, bởi làm bằng ODA cần phải có vốn ngân sách đối ứng, trong khi nợ công của nước ta đã gần chạm trần. Hơn nữa, Nhà nước phải ưu tiên dùng nguồn vốn ODA để đầu tư những dự án có ý nghĩa về mặt xã hội, như những dự án, công trình ở vùng sâu, vùng xa, vì khu vực này không thể làm được bằng vốn xã hội hóa.
Chẳng hạn, các tuyến đường ở khu vực Lai Châu, Điện Biên… dù rất vắng xe nhưng vẫn phải có đường để phục vụ người dân đi lại và phải sử dụng vốn ODA để đầu tư. Bởi nếu các tuyến đường này kêu gọi đầu tư BOT, chắc chắn không nhà đầu tư nào tham gia vì không thể hoàn vốn.
“Khi kinh tế phát triển, hệ thống đường sá đã ổn định, chúng ta mới thực hiện được việc đầu tư các tuyến BOT song song với các đường hiện hữu để người dân lựa chọn”, ông Lê Hồng Tịnh chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thừa nhận, phần lớn các dự án BOT giao thông hiện nay, chủ yếu được triển khai trên các tuyến đường độc đạo theo hình thức nâng cấp và cải tạo hoặc làm tuyến tránh như BOT Cai Lậy kết hợp với cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1 qua Tiền Giang. Chỉ những tuyến cao tốc như Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Lào Cai… là làm đường mới, dân có lựa chọn khi tham gia giao thông.
Cải thiện năng lực hạ tầng
Qua đánh giá của các tổ chức quốc tế; trong đó có Ngân hàng Thế giới, những năm qua, cùng với các nguồn đầu tư từ ngân sách, nguồn đầu tư xã hội hóa bằng hình thức BOT vào phát triển hạ tầng giao thông đã góp phần không nhỏ giúp chỉ số năng lực cạnh tranh hạ tầng của Việt Nam nâng lên 78 bậc. Đây là một trong các yếu tố tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài.
TS. Bùi Đức Thụ, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, khi hạ tầng giao thông phát triển sẽ giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa tốt hơn. Đây chính là động lực góp phần tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam có thể đạt được 6,7%.
Đồng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ Giao thông Vận tải), các dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngoài ngân sách đã phát huy hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm áp lực nợ công, kích cầu sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, giảm được ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Kết quả tính toán của đơn vị tư vấn cho thấy, so với khi công trình chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng, các dự án BOT đưa vào khai thác đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, cụ thể, giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, thời gian đi lại của hành khách…
Minh chứng cho tính hiệu quả của các dự án BOT phải kể đến dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, ước tính giảm 50% thời gian đi lại; Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Vinh giảm khoảng 30%; Quốc lộ 14 đoạn Pleiku - Cầu 110 (tỉnh Gia Lai) giảm khoảng 37%; Quốc lộ 14 đoạn qua Đắk Nông giảm khoảng 30% thời gian.... Đó là chưa kể đến các lợi ích khó định lượng được như giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…
Chia sẻ về lợi ích từ một dự án cụ thể, ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhận định, công trình hầm đường bộ Đèo Cả xây dựng bằng nguồn vốn BOT được đưa vào sử dụng tháng 9 vừa qua đã giúp phá thế “ốc đảo” của tỉnh. Đồng thời, mở cánh cửa thông thương, phát triển kinh tế - xã hội, kết nối giữa hai khu kinh tế Nam Phú Yên và Vân Phong (Khánh Hòa).
Dưới góc độ người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi khi dự án hầm Đèo Cả đưa vào hoạt động, ông Bùi Gia Cường, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Vận tải Hoàng Tường (doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn Phú Yên) chia sẻ: “Từ ngày khánh thành hầm Đèo Cả, việc lưu thông giữa Phú Yên và Khánh Hòa rất thuận lợi, an toàn. Chúng tôi đã khai thác được nhiều chuyến xe hơn trong ngày do thời gian được rút ngắn; cùng với đó doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiên liệu khi qua hầm thay vì đi đường đèo như trước”.
Những lợi ích mà các dự án BOT đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đi kèm với nó vẫn tồn tại những bất cập nảy sinh trong quá trình vận hành các dự án, đặc biệt là việc tính toán mức thu phí chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân cùng với mật độ các trạm thu phí dày đặc đã gây bức xúc trong dư luận thời gian qua./.
>>>Tháo điểm nghẽn về BOT giao thông - Bài 2: Nhận diện bất cập
>>>Tháo điểm nghẽn về BOT giao thông - Bài 3: Sửa chữa bất cập để tiếp tục đầu tư
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ sẽ báo cáo đánh giá toàn diện về trạm BOT Cai Lậy trước ngày 17/12
16:45' - 12/12/2017
Tổng cục Đường bộ đang chỉ đạo các đơn vị thực hiện đếm xe đợt 1 trong 4 ngày để tổng hợp số liệu về lưu lượng xe, từ đó Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ có báo cáo đánh giá toàn diện...
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất giảm phí qua trạm BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp
19:43' - 11/12/2017
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam thống nhất việc giảm giá sử dụng dịch vụ đường bộ cho các phương tiện quanh trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
21:13' - 04/12/2017
Tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và một số bộ ngành liên quan về Trạm thu phí BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục bất cập trong đầu tư BOT, BT
21:05' - 16/11/2017
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu thực hiện các biện pháp quản lý quá trình thực hiện các dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BT.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu cơ chế đầu tư dự án BOT theo hướng đấu thầu, cạnh tranh minh bạch
18:16' - 14/11/2017
Đa số đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu cơ chế đầu tư dự án BOT theo hướng đấu thầu rộng rãi, cạnh tranh minh bạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt tình trạng dán 2 thẻ thu phí ETC trên cùng một xe
22:37' - 08/08/2022
Cả 2 nhà cung cấp dịch vụ VETC và VDTC đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
22:19' - 08/08/2022
Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 944/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết nhiều vấn đề “nóng” của ngành giao thông vận tải
20:14' - 08/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp giao ban tháng 7 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 8/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải bảo đảm tính thông suốt, công khai, minh bạch
20:10' - 08/08/2022
Chiều 8/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Lên phương án vận chuyển hành khách khi nâng cấp sân bay Côn Đảo
19:22' - 08/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan tới việc nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 1.100 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn Nha Trang - Sài Gòn
18:44' - 08/08/2022
Dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng lệnh vận chuyển điện tử nhằm hạn chế xe dù, bến cóc
18:00' - 08/08/2022
Chiều 8/8, tại Hà Nội, Báo Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đã tổ chức Tọa đàm "Quy định mới về lệnh vận chuyển với xe khách".
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự kiến GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm 2022
17:35' - 08/08/2022
WB dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh thi công, đảm bảo an toàn giao thông khu vực dự án nâng cấp Quốc lộ 19
15:58' - 08/08/2022
Việc thi công dự án Quốc lộ 19 bị phản ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người dân, chưa đảm bảo an toàn giao thông.