Theo dòng thời sự: Mỹ tìm lại ảnh hưởng ở Tây bán cầu
Chuyến thăm kéo dài gần 1 tuần của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới 5 nước Mỹ Latinh gồm Mexico, Argentina, Peru, Colombia và Jamaica được coi là nỗ lực tiếp theo mà chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai nhằm củng cố vị thế và giành lại ảnh hưởng tại Tây Bán cầu, khu vực đang ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược địa-chính trị của Washington.
Chuyến công du của Ngoại trưởng Tillerson diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và các nước khu vực vốn được coi là “sân sau” của Washington không được “xuôi chèo mát mái” do những thay đổi đáng kể của Chính phủ Tổng thống Trump trong chính sách di cư, chủ trương bảo hộ thương mại cũng như lập trường cứng rắn về vấn đề Venezuela.
Tình hình chính trị với những biến động không ngừng ở khu vực Mỹ Latinh trong thập niên vừa qua cũng tác động tới mối quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia khu vực. Nhiều quốc gia khu vực không còn phụ thuộc vào Mỹ như trước đây, trong khi các cường quốc thế giới khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng hướng sự chú ý tới khu vực này. Điều đó phần nào làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Nếu xét tới các thỏa thuận cụ thể tại từng nước, kết quả chuyến thăm có thể nói chưa được như kỳ vọng của Mỹ. Quan điểm của Mỹ trong vấn đề Venezuela không được các nước khu vực ủng hộ. Lãnh đạo Mexico, Argentina hay Peru đều khẳng định không bao giờ ủng hộ việc sử dụng vũ lực từ bên trong hay bên ngoài Venezuela để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại quốc gia này, đồng thời nhấn mạnh chỉ có người dân Venezuela mới có thể tìm ra một giải pháp hòa bình để giải quyết những vấn đề của đất nước.
Vấn đề di cư cũng tiếp tục gây bất đồng giữa Mỹ với nước láng giềng phương Nam Mexico hay các quốc gia có nhiều người nhập cư tới Mỹ như Jamaica hay Peru. Tổng thống Trump vẫn tiếp tục sử dụng “bàn tay thép” siết chặt chính sách nhập cư và cũng không mảy may lùi bước trước kế hoạch xây dựng bức tường biên giới với Mexico.
Một chủ đề nhạy cảm cũng “phủ bóng đen” lên chuyến thăm lần này là thương mại. Chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump, dẫn tới việc Mỹ yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada, cũng như nâng mức thuế chống bán phá giá đánh vào mặt hàng xăng sinh học của Argentina lên tới 71,45%, cũng khiến quan hệ song phương giữa Washinhton với các nước này trong tình trạng “bằng mặt không bằng lòng”. Đây cũng là những yếu tố khiến chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này không đạt được nhiều kết quả thiết thực, ngoài những cam kết về chống ma túy hay chống ma túy.
Tuy vậy, chuyến thăm của Ngoại trưởng Tillerson lần này cũng là cơ hội để Washington củng cố lại vai trò trong khu vực, trong bối cảnh Mỹ đang định hình lại chiến lược hướng tới tương lai tại Mỹ Latinh. Có thể nói chuyến công du của ông Tillerson là bước khởi đầu để Mỹ tìm lại ảnh hưởng ở khu vực rộng lớn trải dài nửa bán cầu, từ vòng Bắc Cực đến đỉnh Tierra del Fuego ở Nam Mỹ.
Giới phân tích cho rằng Mỹ đang tìm cách thiết lập một công thức mới cho cái gọi là Học thuyết Monroe, ra đời từ năm 1832 với phương châm “Châu Mỹ là của người Mỹ”. Học thuyết Monroe từng chi phối mối quan hệ chính trị -kinh tế giữa Mỹ với các nước Mỹ Latinh suốt thế kỷ XX, trong đó khu vực này được Washington coi là “sân sau” tự nhiên, chịu ảnh hưởng của riêng Mỹ.
Ngày 1/2, phát biểu tại Đại học Texas ngay trước thềm chuyến đi, chính ông Tillerson tuyên bố Học thuyết Monroe, vốn được Mỹ sử dụng để can thiệp quân sự vào khu vực vì lợi ích của Washington, vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
Không phải ngẫu nhiên mà các tuyên bố này cũng như chuyến thăm của Ngoại trưởng Tillerson diễn ra trong bối cảnh các nước lớn đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng ở Tây bán cầu, đặc biệt là Trung Quốc. Tháng trước tại Chile, trong khuôn khổ Diễn đàn Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribe (CELAC)-Trung Quốc lần thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp gỡ 33 người đồng cấp Mỹ Latinh và đã mời các nước này tham gia sáng kiến “Vành đai và con đường”, tìm cách mở rộng kết nối giữa Trung Quốc với Mỹ Latinh.
Trao đổi thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ Latinh gia tăng đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 2008. Trong giai đoạn 2015-2019, Trung Quốc dự kiến dành 250 tỷ USD đầu tư trực tiếp cho Mỹ Latinh và thúc đẩy kim ngạch thương mại tăng lên khoảng 500 tỷ USD. Trung Quốc hiện đã trở thành bạn hàng số một của Argentina, Brazil, Chile và Peru.
Với tuyên bố trở lại Học thuyết Monroe, Mỹ dường như không giấu diếm tham vọng tái lập “một khu vực ảnh hưởng độc quyền” của Washington ở Tây bán cầu. Trên thực tế thì với vị trí “sát sườn” Mỹ, các nước Mỹ Latinh vẫn nằm trong “lợi ích cốt lõi” của Washington.
Trong bối cảnh năm 2018, tại khu vực Mỹ Latinh sẽ diễn ra nhiều cuộc bầu cử mang tính quyết định ở Mexico, Brazil, Colombia, chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình "hiện thực hóa" tham vọng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giảm ngân sách của USAID, liệu chính quyền Mỹ có thiếu quan tâm đến Mỹ Latinh? (Phần 2)
06:30' - 24/11/2017
Việc cắt giảm viện trợ của USAID không hẳn là sự thoái lui của Mỹ tại Mỹ Latinh, mà những nguồn lực đó vẫn tiếp tục đổ vào khu vực này nhưng thông qua vai trò lớn hơn của các thành phần khác.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm ngân sách của USAID, liệu chính quyền Mỹ có thiếu quan tâm đến Mỹ Latinh? (Phần 1)
05:30' - 24/11/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Sắc lệnh hành pháp quy định việc tái cơ cấu một số thể chế, trong đó có Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế Mỹ (USAID), nhằm đạt hiệu quả và trách nhiệm cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Bolivia: Con bài chiến lược của Nga ở khu vực Mỹ Latinh
05:47' - 30/08/2017
“Báo Độc Lập” (Nga) nhận định Bolivia đang trở thành một “con bài” chiến lược của Nga ở khu vực Mỹ Latinh do nước này có lượng khoáng sản dự trữ lớn và vị trí địa lý nằm ở chính trung tâm của lục địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.