Thủ tướng Merkel làm gì để bảo vệ di sản?
Sau khi đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc (CDU) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 24/9 vừa qua, bà Angela Merkel sẽ đảm nhận cương vị Thủ tướng nhiệm kì thứ tư, đưa bà ngang hàng với cựu Thủ tướng Helmut Kohl, người theo đường hướng bảo thủ.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm bà Merkel cần phải tính toán cẩn trọng hơn trong các bước đi tiếp theo để bảo vệ di sản, bất kể liên minh nắm quyền tới đây ở Berlin được định hình ra sao.
Trên trường quốc tế, bà Merkel nổi tiếng là người bình tĩnh và tài năng. Thế nhưng ở trong nước, luôn tồn tại những e ngại về tương lai của nước Đức cũng như khả năng của bà trong việc dẫn dắt đất nước đi đúng hướng.Trong 12 năm nắm quyền, bà Merkel chỉ tìm cách thỏa mãn nhóm cử tri trung hữu để thu được phiếu bầu trong ngắn hạn. Điều đó được thể hiện qua việc CDU trượt khỏi đường hướng bảo thủ trong các vấn đề như năng lượng hay an ninh.
Cách làm này khiến bà mất đi sự ủng hộ của một số thành viên trong CDU, đẩy số khác theo tư tưởng cánh hữu, đưa đến sự trỗi dậy của làn sóng chống nhập cư cũng như đảng cánh hữu “Sự lựa chọn vì nước Đức” (AfD). Lần đầu tiên sau 13 năm, AfD lại có chân trong Quốc hội Đức sau khi đảng này về thứ ba trong cuộc bầu cử vừa qua.Do vậy, trong nhiệm kỳ thứ tư, bà Merkel sẽ phải thay đổi hình ảnh trong nước, xóa bỏ ấn tượng về một người chỉ biết thỏa hiệp mang tính đối phó khi thực hiện các thay đổi cơ cấu. Nếu thực thi theo hướng có tầm nhìn xa, bà Merkel sẽ đủ sức bảo vệ được các thành quả trong nước.Có 3 chính sách nổi bật từng giúp bà Merkel giành được điểm số trong ngắn hạn với số đông người Đức, nhưng lại khiến số thành viên bảo thủ trong CDU bất bình và có tác động đến con đường tới đây của nước Đức.Đó là việc chính phủ đẩy nhanh thời hạn chấm dứt sử dụng năng lượng nguyên tử, cho phép người tị nạn vào Đức với số lượng lớn chưa từng có và chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự. Dù không thể đảo lộn các chính sách này trong nhiệm kỳ tới, bà Merkel vẫn có thể có một số điều chỉnh, như hoạch định lại ưu tiên về năng lượng, tăng cường sức mạnh an ninh.Quyết tâm hạn chế khí thải carbon, loại hạt nhân khỏi chính sách năng lượng quốc gia nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các đảng chính thống cũng như cử tri Đức. Sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản năm 2011, bà Merkel quyết định Đức sẽ ngừng vận hành các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2022, thay vì mốc năm 2030 được đưa ra trước đó.Bước đi này trùng với quan điểm của chính quyền trung tả trước đó. Những ký ức về Chernobyl và các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối năng lượng hạt nhân trong bối cảnh các cuộc bầu cử địa phương năm 2011 là nguyên nhân chính khiến Thủ tướng Đức đẩy nhanh lộ trình từ bỏ điện hạt nhân.Nhưng chiến thuật đó cũng không hẳn đã mang lại lợi thế cho đảng cầm quyền. CDU để thế đa số rơi vào tay đảng Xanh và đảng Dân chủ Xã hội ở 7 bang trong cuộc chạy đua được xem là “siêu bầu cử năm 2011”. Quyết định đó vẫn còn để lại hệ quả tới thời điểm hiện nay.Người tiêu dùng Đức đang phải trả nhiều tiền hơn cho tiêu thụ điện, còn các công ty vận hành, khai thác phải đối mặt với nhiều khoản lỗ do đột ngột buộc phải chuyển hướng sang năng lượng tái tạo. Chính phủ mới được thành lập trong vài tuần tới đây cần phải đề ra một chính sách năng lượng thực dụng. Giảm trợ giá cho năng lượng tái tạo, hối thúc ngành công nghiệp ôtô đi theo hướng sản xuất xe hơi chạy bằng điện là những giải pháp để tiến trình chuyển đổi năng lượng đi đúng hướng, giúp bà Merkel giữ được tiếng là “Thủ tướng chống biến đổi khí hậu”.Chính sách nhập cư cũng là nhân tố khiến bà Merkel bị chỉ trích và có thể ảnh hưởng đến di sản của “bà đầm thép” nước Đức. Trong năm 2016, Đức đã phải chi tới 20 tỷ euro cho người tị nạn và hiện đang phải tìm cách hội nhập 1 triệu người nhập cư vào xã hội Đức.
Khi chiến dịch tranh cử bước vào giai đoạn nước rút, bà Merkel nhận ra những vấn đề bất ổn từ số đối tượng nhập cư vào Đức không có giấy tờ tùy thân cũng như tình trạng lạm dụng quy chế tị nạn. Đó là lý do khiến bà Merkel ra lệnh trục xuất các cá nhân không tuân thủ luật pháp Đức, quyết đạt thỏa thuận với các bên liên quan như Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng người xin tị nạn.Trong 4 năm tới, bà Merkel sẽ phải cân bằng được giữa lo ngại về an ninh của người dân Đức với những giá trị nhân đạo được ghi trong Hiến pháp nhằm không để cho AfD có điều kiện tranh thủ tạo lợi thế. Bằng cách này, bà Merkel dù không từ bỏ cam kết giúp đỡ người tị nạn nhưng vẫn giảm được số lượng người chạy vào Đức, thẳng tay trục xuất số người nhập cư phạm tội.Về an ninh, Đức đang phải đối mặt với thực tế quân đội và cảnh sát yếu kém, thiếu hụt nhân lực. Năm 2011, khi bà Merkel quyết định chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự, những mối đe dọa đối với Đức lúc đó còn rất xa vời và mơ hồ.Thời đó, không có dấu hiệu nào cho thấy Donald Trump một ngày nào đó lại trở thành Tổng thống Mỹ và đe dọa giải tán Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cũng không ai ngờ có chuyện Nga xâm lấn Ukraine và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ tiến hành các cuộc tấn công kinh hoàng ở châu Âu.Giờ thì chủ nghĩa khủng bố và bất ổn chính trị đã là thực tế hiện hiển ở ngay sát biên giới Đức, một số nhân vật trong CDU và các đảng phái khác phản đối quyết định của bà về việc bãi bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.Rất khó để bà Merkel đảo ngược quyết sách này dù có điều khoản trong Hiến pháp cho phép chỉnh sửa lại. Tuy nhiên, bà Merkel vẫn có thể thực hiện các bước đi nhằm tăng cường an ninh, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.Bà Merkel đã cam kết tăng quân số của lực lượng cảnh sát lên 15.000 người, đưa chi tiêu quân sự lên mức 2% Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) theo mục tiêu mà NATO đề ra, đầu tư mạnh mẽ nguồn lực cho an ninh mạng. Chính phủ mới cũng có thể xem xét xây dựng lực lượng phòng thủ dân sự để bổ sung cho quân đội bị cắt giảm quân số.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức liệu có thể một mình chèo lái con thuyền châu Âu?
05:30' - 28/09/2017
Trong cuộc bầu cử liên bang ngày 24/9, đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và dân túy lần đầu tiên tiến vào và trở thành đảng lớn thứ 3 tại Quốc hội liên bang Đức với 95 ghế.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện mừng bà Angela Merkel giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức
19:36' - 25/09/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có thư chúc mừng bà Angela Merkel giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức
-
Kinh tế Thế giới
AfD trở thành thách thức đối với Thủ tướng Đức Merkel
10:43' - 25/09/2017
Phản ứng đầu tiên sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ công bố, Thủ tướng Đức Merkel thừa nhận việc AfD tiến vào Quốc hội liên bang Đức là một thách thức lớn đối với liên đảng CDU/CSU.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Đức 2017: SPD thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội
07:37' - 25/09/2017
Tối 24/9 (theo giờ địa phương), Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) Martin Schulz đã chính thức thừa nhận sự thất bại của đảng mình trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang khóa 2017-2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.