Thủ tướng: Xây dựng Đồng bằng sông Hồng là vùng động lực phát triển hàng đầu
Sáng 12/2, tại tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, với chủ đề “Liên kết phát triển – Đổi mới sáng tạo – Xanh và bền vững”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đồng chủ trì Hội nghị. * Đồng bằng Sông Hồng phải là vùng động lực phát triển hàng đầuTại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.Theo đó, Chính phủ đề ra 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030; 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng Sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành có tham luận về các nhiệm vụ, giải pháp của ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Chính phủ nhằm phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng.
Trong đó, sẽ phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Hồng hiện đại, liên kết vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo hàng đầu cả nước; phát triển thị trường lao động, gắn kết cung cầu lao động đáp ứng nhu cầu phát triển vùng; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, từng bước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu...
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam... tham luận các nội dung phát triển các địa phương. Trong đó, xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại, có bản sắc, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; Phát triển bền vững kinh tế biển Hải Phòng theo hướng tăng trưởng xanh để trở thành trung tâm đô thị - dịch vụ - du lịch kết nối với khu vực và thế giới; Giải pháp thu hút đầu tư vào Hà Nam trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học và các sản phẩm công nghiệp mới...
Đặc biệt, lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp, tổ chức quốc tế có các tham luận nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, ông Keiju Mitsuhashi, Phó Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam quan tâm đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển đô thị toàn diện ở đồng bằng Sông Hồng; ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội tham luận về giải pháp thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới của Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại liên vùng và xây dựng mạng lưới đô thị thông minh vùng; ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam đề xuất giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. * Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng... Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đây là hội nghị thứ 6 của Chính phủ triển khai trương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng trong cả nước; thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. “Chính phủ đang tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng; các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, triển khai chương trình, hành động của Chính phủ phát triển các vùng, trong đó có vùng Đồng bằng sông Hồng”, Thủ tướng chỉ đạo. Theo Thủ tướng, vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía Bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế. Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc với nền văn hóa sông Hồng, văn minh lúa nước. Trong đó, Thủ đô Hà Nội, hạt nhân phát triển vùng, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của cả nước.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước quan tâm, tập trung đầu tư phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, nhờ đó vùng có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước; cơ cấu chuyển dịch tương đối nhanh; thu ngân sách tăng nhanh; kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, tốt nhất cả nước; thu hút FDI tăng khá nhanh; các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; hợp tác quốc tế được đẩy mạnh; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường; phòng chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả.
Mặc dù vậy, theo Thủ tướng, kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng do nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng còn chưa đầy đủ; chính sách chưa đủ mạnh để tạo đột phá cần thiết; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả... Thủ tướng Chính phủ cho biết, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra 05 quan điểm phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, trong đó nhấn mạnh phải khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trên cơ sở đó, Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa Nghị quyết 30-NQ/TW, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển vùng, bảo đảm phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Vùng; đề nghị các bộ, ngành, địa phương trong Vùng chỉ đạo nghiên cứu kỹ, xác định rõ lộ trình, bước đi phù hợp để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả với tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước”. Theo đó, các bộ, ngành liên quan và 11 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng; đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển; tập trung phát triển hệ thống đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trong đó phải giữ vững đoàn kết.* Các nhà đầu tư đã nói phải làm
Về xúc tiến, thu hút đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng để thu hút đầu tư phải đẩy mạnh xây dựng hạ tầng; tích cực hơn nữa trong cắt giảm thủ tục hành chính; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung thể chế, chính sách; có cơ chế ưu tiên để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên; có thái độ bình đẳng, lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư “lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ”. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực”; quán triệt tinh thần “luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, lắng nghe, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết". Cùng với đó, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, tạo cơ chế chính sách đột phá để tăng cường thu hút đầu tư, nhất là đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường, bảo vệ nhà đầu tư…; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường công khai, minh bạch, đối thoại, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đồng hành; giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, đẩy mạnh đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Hồng; có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, những vấn đề còn vướng mắc thì tiếp tục đàm phán; thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp Việt Nam. “Các doanh nghiệp, nhà đầu tư với tinh thần “đã nói là phải làm; đã cam kết phải thực hiện; đã thực hiện phải có hiệu quả đo đếm được"; chuyển hóa tiềm lực thành động lực, mang lại những những sản phẩm, công trình, giá trị cụ thể, tạo động lực phát triển vùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.* Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dự lễ công bố và trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040.
* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cũng chứng kiến Lễ công bố các thỏa thuận hợp tác, tài trợ vốn giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đối tác để đầu tư phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng số vốn khoảng 2,6 tỷ USD; Lễ trao 30 Giấy chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước với tổng số vốn hơn 171.000 tỷ đồng. * Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự khai mạc và tham quan Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề “Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững” cùng gian hàng trưng bày sản vật đặc trưng, sản phẩm công nghiệp và tư liệu xúc tiến đầu tư của các địa phương trong vùng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Brunei đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
11:26' - 12/02/2023
Truyền thông Brunei đã có nhiều tin bài đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới vương quốc này trong hai ngày 10-11/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng
09:41' - 12/02/2023
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng thứ hai về Tài chính và Kinh tế Brunei
16:36' - 11/02/2023
Chiều 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng thứ hai về Tài chính và Kinh tế Brunei Dato Seri Setia Dr Awang Haji Mohd Amin Liew Abdullah.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp
10:41' - 01/12/2024
Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sức hấp dẫn mới cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.