Thúc đẩy xây dựng thương hiệu gỗ Việt
Mặc dù ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển nhanh, kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng việc xây dựng thương hiệu cho ngành gỗ trên thị trường thế giới vẫn còn nhiều hạn chế, cần sự chủ động từ doanh nghiệp cũng như chính sách mang tính động lực của cơ quan quản lý.
Đây là chia sẻ của các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy thương hiệu gỗ Việt do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9/12.
Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, cả nước có khoảng 300 làng nghề, 5.580 doanh nghiệp tham gia ngành chế biến gỗ; trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 97,8 %; doanh nghiệp quy mô lớn (trên 100 tỷ đồng) chỉ chiếm trên 2,2%.
Doanh nghiệp chế biến gỗ đã chiếm trọn niềm tin, đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêu dụng gỗ và sản phẩm gỗ của 100 triệu khách hàng trong nước. Tuy nhiên, ở thị trường xuất khẩu thì ngược lại, dù chiếm được niềm tin của các nhà bán buôn, các đại lý nhưng sản phẩm gỗ Việt chưa chiếm được niềm tin, tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đều phải xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thông qua thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Nguyên nhân là do chính sách phát triển thương hiệu ngành chế biến gỗ chưa được thực hiện. Các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam chưa có kinh nghiệm, không đủ nguồn lực về vốn, con người, trình độ quản lý để phát triển hệ thống bán hàng ở nước ngoài, cơ sở nền tảng để xây dựng thương hiệu.
Hơn nữa, việc phát triển thị trường ở nước ngoài đòi hỏi năng lực sản xuất quy mô lớn, ít có doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này.
Nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác, khó tuyển lao động có kỹ năng, cạnh tranh giữa các ngành sản xuất, dịch vụ với ngành gỗ; giá nhân công tại các khu công nghiệp tăng; lao động đào tạo bài bản chưa đáp ứng đúng kỳ vọng của doanh nghiệp, đa phần phải đào tạo lại cho các khâu vận hành máy móc công nghệ hiện đại, thiết kế, phát triển sản phẩm, quản lý sản xuất.
Ông Trần Lê Huy, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Định thông tin, Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Theo đó, ngành chế biến gỗ phải xây dựng và phát triển thương hiệu “Gỗ Việt”, khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng thương hiệu “Gỗ Việt”, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
“Để phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cộng đồng doanh nghiệp gỗ cả nước; coi xây dựng, phát triển thương hiệu là rất cấp thiết gắn liền với tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển ngành và doanh nghiệp. Đồng thời, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam”, ông Trần Lê Huy nêu đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp cho rằng, thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, thể hiện niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và không chỉ về chất lượng mà còn cả về chính sách hậu mãi.
Thương hiệu tầm quốc gia giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, các doanh nghiệp đều đã có chiến lược của mình, muốn có thương hiệu quốc gia, từng doanh nghiệp phải xây dựng nền móng tốt.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đang xây dựng nghị định về xây dựng thương hiệu các mặt hàng chủ đạo của nông nghiệp Việt Nam. Đây là bước khởi đầu để chuẩn bị cho việc xây dựng thương hiệu các ngành hàng một cách bài bản và hiệu quả thực tế hơn.
Chia sẻ tại hội thảo, các doanh nghiệp nhấn mạnh, đã đến lúc cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển tầm nhìn, định hướng, tăng nguồn khách hàng tự tìm đến, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận.
Xây dựng thương hiệu cho chính mình, các doanh nghiệp sẽ góp phần tạo nên thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Chính thương hiệu sẽ làm tăng giá trị thương mại, không những góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, giá trị bán buôn nội địa mà còn định vị ngành đồ gỗ nội thất của Việt Nam trên bản đồ thế giới./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Kiến nghị gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ
17:37' - 05/12/2022
Ngày 5/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.
-
DN cần biết
Thông tin về tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu từ châu Phi còn hạn chế
17:07' - 08/11/2022
Hiểu biết về các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu từ châu Phi có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS).
-
Chuyển động DN
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn về hoàn thuế VAT đối với gỗ rừng trồng
13:01' - 08/11/2022
Theo ước tính, lượng thuế VAT các doanh nghiệp sử dụng gỗ rừng trồng chưa được hoàn tính đến nay đã khoảng 1.000 tỷ đồng, với hàng trăm doanh nghiệp hiện chưa được hoàn thuế.
-
Hàng hoá
Liên kết phát triển thị trường đồ gỗ nội địa bền vững
12:18' - 04/11/2022
Việt Nam có khoảng trên 300 làng nghề tham gia khâu sản xuất và thương mại đồ gỗ. Tuy nhiên, hầu như chưa có sự kết nối giữa các làng nghề và các công ty để phát triển thị trường nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc
18:35'
Ngày 27/1, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc chuẩn bị lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng khởi công đường Đỗ Mười kéo dài với tổng vốn trên 1.000 tỷ đồng
18:01'
Chiều 27/1, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Đỗ Mười kéo dài đến đường trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều trung tâm đăng kiểm hoãn khai xuân, ưu tiên phục vụ người dân
16:56'
Ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết), ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ lễ Tết, tại một số trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội vẫn xuất hiện tình trạng các phương tiện xếp hàng dài chờ đến lượt kiểm định vào buổi sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm áp lực thuế carbon cho doanh nghiệp
15:57'
Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu đi các thị trường khó tính bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động cũng như an toàn môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật 2 lãnh đạo cấp cao của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
15:01'
Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV và ông Cao Thành Đồng, Thành viên HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy bị Bộ GTVT quyết định xử lý kỷ luật do vi phạm trong điều hành doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội
13:50'
Sáng 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão
11:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ tại Khu Di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến cuối tháng 3 đóng cửa sân bay Điện Biên để nâng cấp
11:15'
Dự kiến cuối tháng 3/2023, ACV sẽ đóng cửa sân bay trong khoảng thời gian từ 6 - 7 tháng để triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.
-
Kinh tế Việt Nam
Đào, đắp gần 2 triệu m3 đất tại sân bay Long Thành dịp Tết Nguyên đán
20:48' - 26/01/2023
Ngày 26/1, Ban quản lý Dự án sân bay Long Thành cho biết, trong 7 ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, liên danh nhà thầu đã đào, đắp được gần 2 triệu m3 đất tại sân bay Long Thành.