Thực hư về khả năng Trung Quốc bị khủng hoảng
Hãng tin Reuters mới đây đăng cuộc phỏng vấn ông Sébastien Djaoui, nhân viên môi giới tài chính, thuộc Tập đoàn ngân hàng Nhật Bản Nomura làm việc tại Paris về chủ đề này.
Theo ông Djaoui, khủng hoảng tại Trung Quốc rất ít có khả năng xảy ra, do người Trung Quốc nắm giữ 98% những tài sản có khả năng đem lại thu nhập cho chủ sở hữu (còn gọi là tích sản). Theo thẩm định của Nomura, khủng hoảng xuất phát khi các nhà đầu tư quyết tâm rút một loại tích sản nào đó ra khỏi một quốc gia.Thế nhưng, hiện tại các nhà đầu tư ngoại quốc chỉ kiểm soát từ 4-5% tích sản trôi nổi trên thị trường nội địa Trung Quốc, gần 2,5% thị trường công trái của Trung Quốc, như vậy là rất ít và khoảng 1,5% tích sản bằng NDT. Hơn nữa, Trung Quốc có phương tiện để hạn chế các luồng vốn đầu tư của nước này đổ ra nước ngoài. Trong năm 2017, tổng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở nước ngoài giảm 16%.Thuần túy về mặt tài chính, Trung Quốc không bị áp lực từ bên ngoài cho dù vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Chính Trung Quốc sẽ tự quyết định thời điểm cần giảm hoặc đẩy nhanh hoạt động kinh tế. Có thể Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới tự quản lý được tới 95% nền kinh tế của mình. Trung Quốc làm việc này rất hoàn hảo và đã rút ra được nhiều bài học từ những sai lầm mà Nhật Bản phạm phải trong cuộc khủng hoảng vào cuối thập niên 1990 và kể cả những sai lầm của chính họ, đặc biệt là hồi năm 2015, khi Bắc Kinh để cho thị trường đầu tư lên cơn sốt, rồi quản lý một cách vụng về việc phá giá đồng tiền.Về vấn đề nợ, Trung Quốc chưa thực sự bắt đầu giảm nợ mà chỉ hãm không cho nợ tăng nhanh. Hơn nữa, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nợ của nước này nằm trong tay các tác nhân nội địa. Do vậy, sẽ không có vấn đề gì nếu như cán cân thương mại vẫn thặng dư và vốn đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc cao hơn số vốn đầu tư ra bên ngoài. Chỉ số cần ưu tiên theo dõi là khối lượng tiền tệ (M2), tức là thanh khoản sẵn có trong toàn bộ hệ thống tài chính. Hiện tại khối lượng thanh khoản này là khoảng 26.000 tỷ USD, tương đương với tổng số nợ của Trung Quốc.Đồng thời, Bắc Kinh đang nỗ lực kiểm soát các hoạt động ngân hàng không chính thức, tức là hệ thống tín dụng ngắn hạn phi ngân hàng, bằng cách từng bước tăng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng nội địa. Trung Quốc rất ý thức được rằng, tăng trưởng của họ bị chậm lại từ cuối quý III/2017 và đã xử lý vấn đề này bằng cách nhắm vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng (cấp tín dụng chính thức, đối lập với việc cấp tín dụng không chính thức phi ngân hàng).Hiện tại Trung Quốc nhận biết được rằng tình trạng nợ nần của họ là một rủi ro lớn, khiến các nhà đầu tư ngoại quốc lo ngại. Nhưng đồng thời câu hỏi chính đặt ra cho chính quyền nước này trong giai đoạn từ 3-5 năm sắp tới là làm thế nào tài trợ cho cho nền kinh tế để có được tăng trưởng trong tương lai? Trung Quốc xử lý vấn đề này qua biện pháp “mở cửa bất cân xứng”, có nghĩa là mở cửa một cách chừng mực cho vốn đầu tư nước ngoài vào, nhưng từ đầu 2017, lại cấm một số khoản đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài.Trung Quốc cũng muốn quốc tế hóa đồng NDT, nhưng không thể làm việc này trong “ngày một ngày hai”, với nguy cơ làm cho con tàu kinh tế của Trung Quốc trật đường ray. Trung Quốc thật sự cần ổn định để tiến hành các cải cách.Rủi ro thực sự đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn là lĩnh vực bất động sản, loại tích sản duy nhất tác động đến cả mức tiêu thụ, hệ thống tài chính và đầu tư của một quốc gia.Dù vậy từ năm 2009, tức là từ khi Trung Quốc tung kế hoạch kích cầu để đối phó với khủng hoảng tài chính thế giới, tất cả các nhà đầu tư đều dự báo Trung Quốc sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng địa ốc. Nhưng khủng hoảng đã không xảy ra vì chính quyền đã ngăn cản được việc điều chỉnh giá cả quá mạnh và bởi nhu cầu mua nhà ở Trung Quốc vẫn còn rất cao.
Rủi ro thực sự mà Trung Quốc không làm chủ được, đó là rủi ro ở bên ngoài, ví dụ khủng hoảng ở Mỹ, với tình trạng lạm phát tăng tốc, lãi suất ngân hàng đột ngột tăng mạnh, hoặc xung đột thương mại.Tuy nhiên, chuyên gia Djaoui lạc quan về viễn cảnh 5 năm sắp tới, do Trung Quốc luôn có khả năng quản lý kinh tế và tiến hành một sự thay đổi cơ cấu guồng máy công nghiệp cũ kỹ để hướng tới công nghệ mới, với quyết tâm xây dựng những tập đoàn hàng đầu quốc gia trong tất cả các lĩnh vực.- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế trung quốc
- đồng ndt
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản ứng kế hoạch tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ
10:55' - 18/02/2018
Bộ Thương mại Mỹ khuyến cáo Tổng thống Donald Trump thông qua những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế nhập khẩu nhôm, thép từ Trung Quốc và một số nước khác.
-
Kinh tế Thế giới
Bắc Kinh là thành phố “thông minh nhất” của Trung Quốc
13:21' - 17/02/2018
Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc và công ty nghiên cứu thị trường Ipos về xã hội không tiền mặt cho biết Bắc Kinh là thành phố “thông minh nhất” ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến xóa đói giảm nghèo
17:03' - 15/02/2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng chống đói nghèo là cuộc chiến cam go với nhiều khó khăn thách thức và nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết ngay các vấn đề lớn nhằm giảm tình trạng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cảnh báo trừng phạt Trung Quốc
09:22' - 14/02/2018
Ngày 13/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại trả đũa chống lại Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03'
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34'
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32'
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44'
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45'
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20'
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.