Thuế kỹ thuật số mang về cho Indonesia hơn 322 triệu USD
Tổng cục Thuế (DJP) thuộc Bộ Tài chính Indonesia cho biết đã thu 4.630 tỷ rupiah (hơn 322 triệu USD) thuế giá trị gia tăng (VAT) từ các hoạt động thương mại thông qua hệ thống điện tử (PMSE), gồm 731,4 tỷ rupiah năm 2020 và 3.900 tỷ rupiah năm 2021.
Trong một tuyên bố ngày 7/1, người phát ngôn DJP, ông Neilmaldrin Noor cho hay nguồn thu nói trên đến từ 94 doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm kỹ thuật số cho khách hàng tại Indonesia tính đến ngày 31/12/2021.Danh sách các công ty nói trên được DJP sửa đổi và cập nhật, trong đó bao gồm Netflix và Google. Kể từ khi áp dụng VAT PMSE vào tháng 7/2020, DJP chỉ mới loại PT Fashion Eservice Indonesia khỏi danh sách, còn lại là bổ sung và sửa đổi.Hồi tháng 12/2021, DJP đã bổ sung thêm một số “ông lớn” công nghệ và thương mại điện tử như Booking.com BV, EA Swiss Sarl, Elsevier BV, Native Instruments GMBH, Upcloud Limited, Mega Limited và Airbnb Ireland Unlimited Company.
Trong khi đó, một số đơn vị được điều chỉnh gồm Linkedin Singapore Pte. Ltd, Expedia Lodging Partner Services Sarl, Hotels.com, L.P., BEX Travel Asia Pte. Ltd, và Travelscape, LLC.
Theo ông Neilmaldrin, các công ty trên hoạt động trong các lĩnh vực máy tính, dịch vụ đặt chỗ du lịch, mạng xã hội, dịch vụ trò chơi, và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng tại Indonesia.
Tất cả 94 doanh nghiệp này được chỉ định thu hộ 10% thuế VAT trên tổng số tiền mà người mua thanh toán. Các tổ chức kinh doanh này cũng được yêu cầu xuất trình bằng chứng về việc thu thuế VAT, có thể ở dạng hóa đơn thương mại, biên lai đặt hàng hoặc các giấy tờ tương tự. Vào năm 2019, Chính phủ Indonesia công bố sẽ thu thuế VAT từ các công ty kỹ thuật số nước ngoài như Google, Facebook, Amazon, Twitter và Netflix, vốn không đăng ký kinh doanh tại Indonesia song có doanh thu từ người tiêu dùng ở nước này.Tháng 4/2020, Chính phủ Indonesia đã ban hành quy định thuế kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ toàn cầu trong khuôn khổ Luật số 1/2020 về các chính sách tài chính nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.Theo quy định mới này, các công ty “không thường trú” nước ngoài có doanh thu ít nhất 600 triệu rupiah từ các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số tại Indonesia, hoặc có ít nhất 12.000 truy cập mỗi năm, sẽ phải trả 10% VAT.Luật số 1/2020 quy định chính phủ Indonesia có thể đánh thuế VAT đối với các hàng hóa và/hoặc dịch vụ vô hình được giao dịch thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Chính phủ nước này cũng có thể thu thuế thu nhập hoặc thuế giao dịch điện tử đối với các trang thương mại điện tử do các cá nhân hoặc các công ty kỹ thuật số nước ngoài “có sự hiện diện kinh tế đáng kể” tại Indonesia điều hành./.>>>Indonesia sẽ hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho gần 3 triệu người nghèo
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Cách Trung Quốc vượt Mỹ thành đối tác kinh tế lớn nhất của Indonesia
06:30' - 08/01/2022
Indonesia đã xích lại gần hơn với Trung Quốc so với Mỹ về thương mại hàng hóa và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời được hưởng lợi từ sự phát triển nhanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia gia hạn gói kích thích phi ngân hàng đến tháng 4/2023
13:59' - 07/01/2022
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) vừa quyết định gia hạn chương trình kích thích phục hồi hậu COVID-19 cho các tổ chức dịch vụ tài chính phi ngân hàng (LJKNB) từ ngày 17/4/2022 tới 17/4/2023.
-
Tài chính
Xây dựng thủ đô mới là ưu tiên trong kế hoạch ngân sách của Indonesia
12:17' - 07/01/2022
Phát biểu họp báo ngày 6/1, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết dự án xây dựng thủ đô mới (IKN) là một trong những ưu tiên trong kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.
-
Tài chính
Tỷ phú Bian Ximing đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng
18:15' - 19/05/2025
Sau thành công vang dội với các giao dịch vàng, tỷ phú Trung Quốc kín tiếng Bian Ximing lại gây chú ý khi đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng.
-
Tài chính
Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH khi cơ quan chuyển trụ sở
08:30' - 19/05/2025
Cơ quan của ông Trần Luân Ngọc ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội và đóng BHXH cho người lao động tại BHXH quận Hà Đông. Nay, cơ quan chuyển trụ sở về quận Cầu Giấy.
-
Tài chính
Euro tăng giá - cơ hội cho châu Âu tỏa sáng
14:02' - 18/05/2025
Việc đồng euro tăng giá gần đây so với đồng USD là hệ quả từ các chính sách thất thường của Tổng thống Mỹ ông Donald Trump.
-
Tài chính
Từ bỏ "ví điện tử", Thái Lan tung "phao cứu sinh" 150 tỷ baht cho kinh tế
08:58' - 18/05/2025
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu leo thang do chiến tranh thương mại và việc áp dụng các biện pháp thuế quan gần đây của Mỹ, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.