Thường trực Chính phủ họp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành mía đường
Phát biểu tại phiên họp, trước những khó khăn của ngành mía đường, Thủ tướng khẳng định, Nhà nước quyết tâm, có giải pháp ủng hộ ngành mía đường cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, nhưng nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường mà yêu cầu ngành này phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chấp nhận sự đào thải các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành mía đường hiện nay đang gặp khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Niên vụ năm 2018-2019 có 17/38 doanh nghiệp có khả năng mất vốn chủ sở hữu. Giá thu mua mía nguyên liệu giảm từ 100 đến 200 nghìn đồng/tấn, ở mức từ 700 đến 800 nghìn đồng/tấn, ngang với giá thành.
Hiện có 7 nhà máy đường đã dừng hoạt động và cũng chỉ có khoảng 4-5 nhà máy hoạt động hiệu quả nhờ sớm có sự chuẩn bị tốt với việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan theo cam kết thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN bắt đầu từ 1/1/2020, tái cơ cấu, đầu tư khoa học công nghệ, sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Cùng với việc bỏ hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN thì nhiều nước trên thế giới có sự can thiệp, trợ giá cho mặt hàng này khiến giá đường nhập khẩu rất rẻ. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu đường của doanh nghiệp nước ta hầu như không có vì chính sách bảo hộ của nước nhập khẩu.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, dù tâm huyết, trách nhiệm với 41 nhà máy đường, 400 nghìn hộ nông dân trồng mía, nhưng ngành mía đường chưa quyết liệt tổ chức lại trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Về thách thức đối với ngành mía đường hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, không chỉ tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mà 12 Hiệp định Thương mại tự do khác. Do đó, vấn đề đặt ra chính là nhận thức rõ các thách thức này để sản xuất phải gắn với thị trường. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu gây khô hạn ở các vùng nguyên liệu.Tình trạng gian lận thương mại, thể chế chưa hợp lý đối với nhập khẩu đường thô, đường lỏng chưa phù hợp. Tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tổ chức sản xuất của ngành mía đường chưa thành công.
Nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ là sắp xếp, tổ chức lại ngành mía đường trong nước, Thủ tướng nêu rõ: "Chính phủ không nói bãi bỏ ngành mía đường đi, để nhập khẩu. Nhận thức đó là chưa đúng. Nhưng quy mô nào, loại đường gì, các chính sách khác là rất quan trọng".
Thủ tướng cho rằng, dù không thể sản xuất số lượng lớn, ào ạt, nhưng cơ hội phát triển mía đường vẫn luôn rộng mở nếu biết sắp xếp lại hiệu quả hơn. Đặc biệt năm nay, có ngành mía đường thế giới đi xuống, nhu cầu có thể tăng lên, giá đường và nhu cầu nhập khẩu tăng lên.
Đây chính là cơ hội để ngành mía đường Việt Nam sắp xếp, tái cơ cấu sản xuất. Đặc biệt là cơ hội phát triển ngành đường vẫn còn nằm ở sản phẩm sau đường như sản xuất điện, ván ép, ethanol, phân bón từ bã mía, rỉ mật để tăng thêm giá trị gia tăng.
Thủ tướng nhấn mạnh một tinh thần đối với ngành mía đường Việt Nam là sẵn sàng cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi. Thủ tướng cũng yêu cầu bản thân các doanh nghiệp mía đường cũng phải sắp xếp, tái cơ cấu, chấp nhận việc đào thải các doanh nghiệp yếu kém.
"Nhà nước quyết tâm, có giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế", Thủ tướng nói. Cùng với đó là cần nghiên cứu các mô hình để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Đối với những vùng trồng mía hiện nay không hiệu quả mà có thể sản xuất các loại cây trồng khác cho năng suất, chất lượng và thu nhập tốt hơn thì có thể chuyển đổi cây trồng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam việc giao các cơ quan chức năng có các biện pháp về phòng vệ thương mại không trái quy định quốc tế, chống bán phá giá đối với đường lỏng và một số mặt hàng khác, tăng cường chống buôn lậu đường, chống gian lận thương mại; phê duyệt giá điện từ mía một cách phù hợp.
Thủ tướng cũng đồng ý giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đầu tư hàng năm, có nguồn kinh phí nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa các vùng mía tập trung. Ngân hàng Nhà nước xem xét tổng thể những vùng hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh, giãn nợ cho nông dân, xem xét cho vay ưu đãi và chế biến đường đối với những nhà máy, khu vực có hiệu quả./.Xem thêm:
>>Tạo môi trường cạnh tranh công bằng để phát triển ngành mía đường
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tìm lại “vị ngọt” cho đường: - Bài cuối: Làm gì để vực dậy ngành mía đường?
15:55' - 01/04/2019
Làm gì để vực dậy ngành mía đường? Hơn lúc nào hết, tất cả cần phải có sự đồng lòng để tháo gỡ những khó khăn, từ đó tìm lại “vị ngọt” cho ngành đường.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành mía đường làm gì để hội nhập?
14:38' - 14/09/2018
Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dự kiến niên vụ 2018-2019 lượng đường cung cấp trên thị trường cả nước là trên 2,2 triệu tấn.
-
Doanh nghiệp
Tái cơ cấu ngành mía đường theo hướng đầu tư khoa học công nghệ
15:21' - 25/05/2018
Ngành mía đường Việt Nam đang có kế hoạch thực hiện tái cơ cấu theo hướng đầu tư khoa học công nghệ, nhằm tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành mía đường đặt mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh mía nguyên liệu
14:50' - 04/05/2018
Ngành mía đường Việt Nam đã có vị thế trên thế giới chỉ với 1,5 triệu tấn đường mỗi năm và trở thành ngành công nghiệp.
-
Kinh tế tổng hợp
Mía đường trước sức ép hội nhập - Bài 2: Cơ cấu lại ngành mía đường
17:21' - 23/04/2018
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.