Tiềm năng phát triển ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế Indonesia
Kim ngạch nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm 2019 giảm 20 tỷ USD, tương đương với mức giảm 20% so với sáu tháng cuối năm 2018. Riêng nhập khẩu nhiên liệu giảm 4 tỷ USD.
Do sản xuất của Indonesia vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, nên sự sụt giảm mạnh trong hai quý đầu năm 2019 là lời cảnh báo về những biến động trong hai quý cuối năm 2019. Tuy nhiên, Indonesia đã không thực hiện biện pháp quan trọng nào để ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng chậm lại, bởi vào thời điểm đó tất cả sự chú ý đều được hướng đến cuộc bầu cử Tổng thống.
GDP của Indonesia chỉ tăng 4,97% trong quý IV/2019, mức thấp nhất kể từ quý IV/2016, và kết quả này phản ánh sự yếu kém chung trong tăng trưởng tiêu dùng. Ngân sách chính phủ vẫn bị ảnh hưởng bởi nguồn thu thuế yếu, do đó không thể tăng chi tiêu để kích thích tăng trưởng. Chi tiêu hầu như không tăng, chỉ hơn 1% trong quý III và quý IV/2019.
Các nhà đầu tư tư nhân, trong những tháng cuối năm 2019 đã vẫn duy trì tâm lý chờ đợi và xem xét tình hình. Do đó, tăng trưởng đầu tư cố định đã giảm xuống 4% trong nửa cuối năm 2019 từ mức 5% trong nửa đầu năm.
Dù vậy, giữa những con số ảm đạm trên, có một số điểm sáng trong các lĩnh vực đóng góp cho GDP. Điều này cho thấy những thay đổi dần dần trong cấu trúc của nền kinh tế Indonesia. Sự tăng trưởng của ngành dịch vụ đã tăng lên 6,2% trong năm 2019, sau khi tăng trưởng 5,9% vào năm 2018. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2014.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ được thúc đẩy nhờ các ngành tăng trưởng cao như thông tin và truyền thông, vận tải và kho bãi, và dịch vụ tài chính đang phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, các ngành khác như nông nghiệp, khai thác và sản xuất chỉ tăng 3,3%.
Khu vực dịch vụ đang phát triển nhanh hơn với tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP đã tăng từ 54% trong năm 2014 lên 58% vào năm 2019. Do vậy, hiện nay thành phần lớn thứ hai của GDP không còn là nông nghiệp mà là bán buôn và bán lẻ.
Điều này cho thấy nền kinh tế Indonesia đang dần chuyển từ nền kinh tế sản xuất chủ yếu cơ bản sang nền kinh tế dịch vụ.
Khi xét đến vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế, Indonesia ngang hàng với các nền kinh tế đang phát triển khác. Ở Ấn Độ, nơi xuất khẩu công nghệ thông tin chiếm ưu thế, lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 54% GDP.
Tại Trung Quốc, khu vực dịch vụ chiếm 52% GDP và là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ở Mỹ, một nền kinh tế phát triển, khu vực dịch vụ chiếm 80% GDP, trong khi ở Nhật Bản là 73% và ở Brazil là 69%.
Sự tăng trưởng của các dịch vụ là rất quan trọng để củng cố nền kinh tế nói chung. Khu vực sản xuất sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của ngành dịch vụ bởi chất lượng dịch vụ được cải thiện sẽ giúp khu vực sản xuất thúc đẩy tăng năng suất và sự cạnh tranh cao hơn.
Nhưng để đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ sang nền kinh tế dịch vụ, có một số điều kiện phải được đáp ứng. Ngành dịch vụ là một ngành sử dụng công nghệ, nên cần có một nguồn cung cấp đầy đủ nhân lực được đào tạo và có kỹ năng để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển. Chính sách hiện tại của Chính phủ Indonesia về phát triển con người và giáo dục nên hướng tới mục tiêu đó.
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ đang đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế, đầu tư và thương mại dịch vụ đang phải đối mặt với những hạn chế từ chính sách của chính phủ, bao gồm các hạn chế về sở hữu nước ngoài và việc cấm hoàn toàn các cơ quan trong nước sử dụng một số dịch vụ nước ngoài.
Đến nay, Chính phủ Indonesia vẫn miễn cưỡng trong việc mở cửa đầu tư nước ngoài và giảm các rào cản trong thương mại dịch vụ.
Năm 2014, Indonesia đã tăng danh sách các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài liên quan đến dịch vụ. Sự miễn cưỡng mở cửa ngành dịch vụ xuất phát từ niềm tin rằng chính sách hiện tại đã giúp giảm thâm hụt tài khoản và nỗi sợ rằng các ngành dịch vụ trong nước sẽ không thể cạnh tranh trên toàn cầu.
Nhưng cũng có thể lập luận rằng nếu các doanh nghiệp Indonesia được tiếp cận với các dịch vụ chất lượng tốt hơn từ bên ngoài, họ có thể giảm chi phí và cải thiện khả năng cạnh tranh, do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu và giảm thâm hụt tài khoản vãng lai. Các ngành quan trọng cần cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh như hậu cần, vận tải hàng hải, bán lẻ, giáo dục và y tế.
Hiện vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng về kế hoạch cải cách thuế của chính phủ thông qua Omnibus (đạo luật gồm nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân).
Đạo luật này vẫn đang được Chính phủ soạn thảo, được cho là nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, đơn giản hóa giấy phép và cải thiện thị trường lao động để thu hút thêm đầu tư.
Lĩnh vực dịch vụ đang đảm nhận vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế của Indonesia, do đó điều quan trọng là các điều khoản trong dự luật cần tạo điều kiện, khuyến khích và nuôi dưỡng môi trường đầu tư tốt hơn cho lĩnh vực dịch vụ./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Indonesia hợp tác phát triển LNG với công ty Trung Quốc
17:06' - 19/02/2020
Công ty Dầu khí Quốc gia Indonesia mới đây đã ký một biên bản ghi nhớ về kỹ thuật, mua sắm và xây dựng với một công ty Trung Quốc để thúc đẩy phát triển khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
-
Tài chính
Indonesia xem xét áp mức thuế mới với 3 nhóm sản phẩm
16:29' - 19/02/2020
Bộ Tài chính Indonesia đã đề xuất mức thuế mới đối với đồ uống có đường, xe ô tô có thải carbon dioxide và túi nilon, nhằm kiểm soát tiêu thụ các sản phẩm này.
-
Tài chính
Nợ nước ngoài của Indonesia tăng 7,7% trong năm 2019
08:30' - 18/02/2020
Nợ nước ngoài của Indonesia đến hết quý IV/2019 ở mức 404,3 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 10,4% so với quý trước.
-
Hàng hoá
Indonesia sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt sang Singapore vào năm 2023
07:39' - 09/02/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia ngày 7/2 đã quyết định dừng các chuyến hàng khí đốt đến Singapore trong 3 năm tới để phục vụ nhu cầu trong nước.
-
Xe & Công nghệ
Khẩu trang y tế tại Jakarta, Indonesia "đắt hơn vàng"
07:12' - 09/02/2020
Ngày 8/2/2020, một hộp khẩu trang y tế N95 (loại 20 chiếc) tại thủ đô Jakarta của Indonesia đã được đẩy giá bán lên tới 1,3 triệu rupiah (tương đương 92,86 USD).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ suy thoái ở các nền kinh tế lớn và hệ lụy
05:30'
Mối quan tâm đến suy thoái kinh tế đã tăng cao kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất huy động lên 0,5 điểm phần trăm vào ngày 4/5 - mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản hy vọng Mỹ sẽ tham gia CPTPP
21:15' - 21/05/2022
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22-24/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Luật viện trợ cho Ukraine 40 tỷ USD có hiệu lực
19:13' - 21/05/2022
Ngày 21/5, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn dự luật viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp công bố 27 thành viên nội các chính phủ mới
16:43' - 21/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Pháp đã công bố danh sách nội các mới gồm 27 thành viên những gương mặt cũ mới đan xen và tỷ lệ nam - nữ khá cân bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng mới nhất liên quan việc thanh toán chi phí năng lượng với Nga
16:16' - 21/05/2022
Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) xác nhận đã dừng toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt tự nhiên cho Phần Lan do nước này không thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng ruble theo yêu cầu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Giá xăng tại Mỹ nối dài chuỗi tăng “chưa từng có tiền lệ”
15:22' - 21/05/2022
Giá xăng đang bị đẩy lên cao bởi nhu cầu và nguồn cung thắt chặt, và khi các kế hoạch cho kỳ nghỉ đang đến gần, tình hình này chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30' - 21/05/2022
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.