Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: Vướng từ chính sách
Số liệu thống kê từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho thấy, từ thời điểm bắt đầu thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn năm 2008 đến hết tháng 10/2020, EVNNPC đang bán điện đến gần 4.000 xã, đạt tỷ lệ 92,04%, gần 7 triệu hộ gia đình, đạt tỷ lệ 89,93%...
Hiện tại vẫn còn 423 tổ chức mua buôn điện nông thôn đang kinh doanh bán điện trên địa bàn 346 xã, chiếm hơn 7% số xã và bán điện cho hơn 10% tổng số hộ dân trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc.
Từ chủ trương đến thực hiện
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNNPC đã báo cáo với UBND các tỉnh, các bộ, ngành trung ương và phối hợp địa phương, các chủ tài sản thực hiện tiếp nhận, bàn giao và hoàn trả vốn lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn, lưới điện nông lâm trường quốc doanh, lưới điện thủy nông, lưới điện quân đội, lưới điện khu vực miền núi, hải đảo, lưới điện được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước,…
Báo cáo từ EVNNPC cho hay, từ năm 2008 đến năm 2012, đơn vị đã thực hiện tiếp nhận được khối lượng lớn tài sản lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp cho các hộ dân.
Cụ thể, EVNNPC đã thực hiện tiếp nhận được 3.420 xã, cụm với khối lượng hơn 47.600 km đường dây hạ thế, hơn 3,7 triệu công tơ 1 pha và hơn 99.200 công tơ 3 pha.
Sau khi tiếp nhận, bên cạnh việc người dân được hưởng giá điện do chính phủ quy định thì lưới điện còn được ngành điện đầu tư cải tạo, nâng cấp, nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện, đồng thời là tiền đề để phát triển kinh tế, an sinh xã hội.
Hệ thống điện tại những khu vực đã bàn giao cho ngành điện được đầu tư nâng cấp cải tạo hàng năm, nâng cao tính ổn định cung cấp điện, vận hành an toàn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Thực hiện quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Chính phủ: "Đến năm 2015, EVN phải tổ chức bán điện trực tiếp đến tất cả các khách hàng sử dụng điện cả nước", EVNNPC đã chỉ đạo các công ty điện lực về thời gian tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, báo cáo và đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các tổ chức quản lý điện nông thôn có kế hoạch bàn giao xong trong năm 2015 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Kể từ năm 2016 trở đi, nếu các bên có nhu cầu bàn giao thì tự thỏa thuận giữa các chủ thể tài sản lưới điện với EVNNPC theo quy định của pháp luật.
EVNNPC đã giao kế hoạch và chỉ đạo các công ty điện lực tập trung các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với địa phương có tài sản đề nghị bàn giao để hoàn thiện hồ sơ thủ tục tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn bán điện trực tiếp đến hộ dân.
Tuy nhiên, hết năm 2015, do số lượng các xã chưa tiếp nhận vẫn còn nhiều, EVNNPC đã kiến nghị với EVN cho phép lùi thời gian tiếp nhận và sẽ xây dựng kế hoạch tiếp nhận theo từng năm.
Đại diện EVNNPC cho biết, nguyên nhân Tổng công ty chưa tiếp nhận xong lưới điện hạ áp nông thôn là do còn nhiều các hợp tác xã, các đơn vị, tổ chức mua buôn hoạt động không hiệu quả nhưng do vướng mắc về cơ chế, thủ tục hoặc chưa thống nhất về giá trị còn lại của tài sản, giá trị hoàn trả của công trình nên không bàn giao hoặc chưa thể bàn giao.
Cụ thể, với tài sản thuộc Dự án năng lượng nông thôn (REII), hiện còn một số địa phương chưa thống nhất được thời gian tính khấu hao công trình từ ngày đưa vào sử dụng đến ngày bàn giao sang ngành điện quản lý.
Ngành điện xác định thời gian tính khấu hao là 10 năm theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 (có hiệu lực từ ngày 10/6/2013) của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Tuy nhiên, các địa phương căn cứ vào thời gian trả nợ theo Hiệp định vay nợ với Ngân hàng thế giới (WB) là 20 năm; trong đó 5 năm ân hạn quy định thời gian trả nợ vốn vay để tính khấu hao là 15 năm.
Nói về giải pháp để giải quyết các vướng mắc đối tài sản thuộc dự án REII, EVNNPC đã báo cáo EVN và kiến nghị các bộ, ngành ra văn bản hướng dẫn thủ tục triển khai thực hiện.
Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh còn vướng mắc, hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản thuộc dự án REII khi bàn giao theo các qui định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT-BTC-BCT ngày 4/12/2013.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều địa phương vẫn chưa thống nhất để bàn giao dứt điểm tài sản lưới điện.
Một nguyên do khác lý giải cho sự khó khăn việc EVNNPC chưa tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của 100% số xã là vì một số dự án điện, sau khi hoàn thành xây dựng công trình lưới điện, Ban quản lý dự án giải thể, các thành viên trong Ban quản lý chuyển đổi sang công việc khác, vì vậy việc tập hợp hồ sơ để bàn giao rất khó khăn, kéo dài, đặc biệt là hồ sơ cấp đất, hành lang tuyến, báo cáo kiểm toán quyết toán vốn dự án, hồ sơ phê duyệt quyết toán vốn dự án,…
Thiếu thủ tục pháp lý, cơ sở giấy tờ để thực hiện tiếp nhận theo quy định nên EVNNPC không thể "vượt rào" tiếp nhận.
Tiếp nhận lưới điện
Không thể phủ nhận, chủ trương bàn giao lưới điện phân phối, đặc biệt là lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước giúp người dân được sử dụng điện với chất lượng đảm bảo hơn, an toàn hơn do lưới điện được đầu tư nâng cấp và người dân sử dụng điện được hưởng giá bán điện theo quy định của chính phủ và không phải chịu thêm chi phí qua các cấp trung gian.
Tuy nhiên, để hoàn thành việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, bán điện trực tiếp tới tất cả các khách hàng sử dụng điện, EVNNPC cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp, của các sở, ban, ngành địa phương, trong việc kiểm tra, rà soát và yêu cầu các các hợp tác xã kinh doanh bán điện tại các địa phương bàn giao sang cho ngành điện quản lý, đặc biệt là đối với các hợp tác xã kinh doanh bán điện không đủ năng lực, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
Hơn thế, điều quan trọng nhất trong việc hoàn thành thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn là việc tháo gỡ khó khăn bất cập về thủ tục pháp lý.
Theo đó, EVNNPC nỗ lực cùng cùng chính quyền địa phương các cấp hoàn thành việc tiếp nhận khi các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn để việc bàn giao, tiếp nhận tài sản lưới điện nông thôn được thuận lợi, đồng thời được chính quyền địa phương, các hợp tác xã kinh doanh bán điện và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Đại diện EVNNPC cho hay, đơn vị cũng như EVN mong muốn các cấp bộ, ngành sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý liên quan: Thông tư số liên tịch số 32/2013/TTLT-BCT-BTC ngày 04/12/2013 của liên Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn việc giao nhận và hoàn trả lưới điện hạ áp nông thôn để bổ sung nội dung hướng dẫn việc giao, nhận và hoàn trả vốn đối với lưới điện trung áp; trong đó bổ sung nội dung hướng dẫn về thời gian cách tính khấu hao công trình lưới điện từ ngày đưa vào sử dụng đến ngày bàn giao sang ngành điện quản lý; bổ sung cơ chế xác định giá trị thực tế tài sản bàn giao hoan trả đối với những công trình lưới điện do các thành viên hợp tác xã kinh doanh bán điện, do doanh nghiệp, do người dân đóng góp nhưng khi bàn giao không có hồ sơ hoặc có nhưng không đầy đủ tính pháp lý làm cơ sở để xác định giá trị hoàn trả vốn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
EVNNPC sẽ phát triển hạ tầng lưới điện tại Nghệ An
17:54' - 23/11/2020
EVNNPC đã quyết định bố trí nguồn vốn đầu tư lưới điện trung, hạ áp ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm cải thiện chất lượng điện.
-
Doanh nghiệp
Đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với EVNNPC
18:25' - 21/11/2020
Việc đạt được xếp hạng tín nhiệm quốc tế là một bước quan trọng để EVNNPC hướng tới tự chủ hoàn toàn trong việc huy động vốn để tài trợ cho các dự án trong tương lai.
-
Doanh nghiệp
EVNNPC giải quyết cấp điện cho 1.770 khách hàng trung áp
16:44' - 13/11/2020
Trong 10 tháng, EVNNPC tiếp nhận giải quyết cấp điện cho 1.770 khách hàng trung áp, thời gian trung bình giải quyết các thủ tục của ngành điện là 4,57 ngày; giảm 2,43 ngày so với quy định của EVN.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.