Tìm giải pháp quy hoạch mới hệ thống đô thị, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Việc triển khai quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua vẫn còn chậm và gặp nhiều thách thức. Điều này thể hiện qua tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa của vùng vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc; hệ thống cơ tầng kỹ thuật vùng còn yếu và thiếu đồng bộ; việc thu gom, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải chưa có nhiều biến chuyển, tỷ lệ xử lý thấp và hầu hết vẫn đang sử dụng các công nghệ lạc hậu …
Trong khi đó, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán diễn ra ngày một thường xuyên, kéo theo tình trạng nhiễm mặn, sụt lún nền đất... gây ảnh hưởng ngày một lớn, tác động tiêu cực đến đến cuộc sống người dân....
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và giải quyết các thách thức nêu trên, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở và nội hàm để xây dựng mới quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch Hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Marcel Reymond, Trưởng Bộ phận hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam, Giám đốc Quốc gia Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) chia sẻ, ông đặc biệt quan ngại về những thách thức mà Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt như: dòng chảy và lượng phù sa suy giảm, mực nước biển dâng, ngập lụt đô thị nghiêm trọng hơn, khai thác nước ngầm quá mức, sụt lún đất... và những điều này đều có những tác động tiềm tàng đối với 18 triệu người dân trong vùng, khiến họ có thể mất đi nhà cửa và đất đai.
Những thách thức này có mối liên hệ với nhau, do đó cần được giải quyết bằng một phương pháp tiếp cận tích hợp. Hệ thống lập kế hoạch và thực hiện hiện còn manh mún và chưa tạo điều kiện cho việc giải quyết tổng hợp những thách thức nói trên. Vì vậy, Chính phủ Thụy Sỹ vui mừng khi thấy Chính phủ Việt Nam đã nhận rõ những thách thức to lớn này và muốn vượt qua thách thức bằng một quy hoạch theo phương thức tích hợp.
"Từ phía SECO, chúng tôi sẽ hỗ trợ sáng kiến của Chính phủ Việt Nam và tiếp tục tập trung vào lĩnh vực phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu...", ông Marcel Reymond nói
Theo ông Christoph Klinnert, Giám đốc Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) cho biết, trên cơ sở các thành quả đã đạt được, GIZ và SECO sẽ hỗ trợ giai đoạn mới của Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu tại đô thị Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025.
Dự án này là một phần trong chương trình do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang Đức đồng tài trợ với mục tiêu tổng thể là tăng cường việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở cấp Trung ương và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chương trình gồm 4 hợp phần là: phát triển đô thị, tích hợp đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn, liên kết vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long và giảm thiểu rủi ro thiên tai. GIZ cũng đánh giá cao việc Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ Điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long để hỗ trợ Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ trong Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà quản lý tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến các vấn đề về chính sách trong quản lý phát triển hệ thống đô thị và nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đảm bảo yêu cầu về kiểm soát, quản lý đô thị và nông thôn phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển đất nước, của vùng trong thời gian tới.
Cùng đó, định hướng hình thành bộ khung, xác định mô hình phát triển, hình thái phát triển của hệ thống đô thị và nông thôn của vùng; tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn vùng trong bối cảnh mới, đảm bảo hình thành cơ sở, nền tảng để phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo thúc đẩy liên kết vùng, kết nối đồng bộ, hữu cơ giữa đô thị và nông thôn trong vùng...
Ngoài ra, các nhà khoa học, các nhà quản lý cũng đưa ra các giải pháp nâng cao và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của hệ thống đô thị và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, xác định được mức độ ưu tiên và việc lựa chọn những vùng đô thị hóa làm động lực cho phát triển, những vùng, lãnh thổ hạn chế phát triển, lãnh thổ cần bảo tồn, bảo vệ, các điểm kết nối đối ngoại.
Vấn đề hỗ trợ tài chính cũng như việc huy động nguồn lực thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những dự án phát triển đô thị trọng điểm, các khu vực nông thôn trọng điểm, hạ tầng trọng yếu như đường cao tốc, cảng biển.
Theo Bộ Xây dựng, hiện tại, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 174 đô thị bao gồm: 1 đô thị trực thuộc Trung ương, 2 đô thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 9 đô thị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015. Khu vực đô thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng; bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và có bản sắc. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm, đẩy mạnh, đạt các kết quả cụ thể.
Các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức quốc tế khác về nâng cấp đô thị, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải được triển khai thực hiện có hiệu quả và đều phát huy những kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương trong vùng./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa phải phù hợp với quy hoạch
06:30' - 09/12/2020
Doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, có văn bản gửi lấy ý kiến của các địa phương về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng bàn giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, hủy bỏ quy hoạch treo
21:21' - 08/12/2020
Ngày 8/12, Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục diễn ra với phiên thảo luận và chất vấn.
-
Kinh tế & Xã hội
Gần 100% số xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch nông thôn mới
15:53' - 02/12/2020
Bộ Xây dựng cho biết, tính đến thời điểm hiện nay có 99,7% số xã trên cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
-
Bất động sản
Bạc Liêu đang quy hoạch để năm 2025 đạt tỷ lệ đô thị hóa 45%
07:59' - 01/12/2020
Thực hiện mục tiêu đến năm 2025 đạt tỷ lệ đô thị hóa 45%, Bạc Liêu đang tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý, thực hiện quy hoạch; tiến tới phủ kín quy hoạch phân khu đô thị...
-
Bất động sản
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra sao để tạo sự đột phá?
15:27' - 26/11/2020
Ngày 26/11, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị “Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Giá nhà ở của Hàn Quốc có khả năng giảm tới 2,8%
07:44' - 07/08/2022
Giá nhà ở của Hàn Quốc có khả năng giảm tới 2,8% trong hai năm với chính sách lãi suất tăng 1 điểm phần trăm, theo một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Bất động sản
Thị trường nhà ở Thụy Sỹ rơi vào tình trạng “bong bóng”
22:04' - 06/08/2022
Theo UBS, giá nhà tăng vọt và khả năng chi trả sụt giảm đang đẩy thị trường nhà ở Thụy Sỹ đến tình trạng “bong bóng”.
-
Bất động sản
Người dân có xu hướng lựa chọn căn hộ sơ cấp
18:23' - 06/08/2022
Với tốc độ đô thị hóa ở mức 37%, hiện nhiều người dân vẫn đang tìm kiếm nhà ở tại các khu vực thành phố lớn.
-
Bất động sản
Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
09:18' - 06/08/2022
Mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.
-
Bất động sản
Lý giải sức hút của “siêu phẩm” The Beverly
07:22' - 06/08/2022
Giới đầu tư cho rằng, xuống tiền mua căn hộ The Beverly (Vinhomes Grand Park) thời điểm này là bài toán khôn ngoan, hội tụ đầy đủ yếu tố “thiên thời – địa lợi” đón đầu cơ hội tương lai.
-
Bất động sản
Người dân Australia e ngại đầu tư bất động sản
07:45' - 05/08/2022
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng quốc gia Australia (NAB), người dân Australia có xu hướng do dự khi đưa ra quyết định về mua bán nhà ở, cho thấy thái độ thận trọng hơn với thị trường bất động sản.
-
Bất động sản
Nguồn cung nhỏ giọt, giá bất động sản vẫn tăng
11:05' - 04/08/2022
Nguồn cung trên thị trường khá hạn chế dẫn đến việc tăng giá bất động sản từ 20-30% so với các năm trước. Việc tăng giá đến từ nhiều yếu tố như giá xăng dầu, vật liệu xây dựng và nhân công đều tăng.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Trung Quốc cần củng cố niềm tin
07:44' - 04/08/2022
Sau hai thập kỷ tăng trưởng vượt bậc, các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, do phụ thuộc nhiều vào nợ để tăng trưởng.
-
Bất động sản
Phát triển bền vững đô thị biển Việt Nam thời kỳ mới
16:41' - 03/08/2022
Với bờ biển trải dài hơn 3.260 km từ Bắc vào Nam, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo đặc sắc, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.