Tín hiệu mới giúp "hóa giải" khủng hoảng trần nợ công của Mỹ
Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật tạm thời nâng mức trần nợ công của chính phủ liên bang, qua đó tránh nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ vẫn để ngỏ quyết định về một giải pháp dài hơi hơn cho tới đầu tháng 12 tới.
Theo bài phân tích trên trang Project Syndicate của Giáo sư Barry Eichengreen thuộc Đại học California (Mỹ), trong năm 2011, trong vai trò là Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Janet Yellen đã "trấn an" các đồng nghiệp của mình rằng "kịch tính" xung quanh câu chuyện trần nợ công của Chính phủ Mỹ "thường chỉ là một vở kịch được cường điệu hóa".
Nhưng chỉ một thập kỷ sau đó, cuộc tranh luận về trần nợ công trở thành một "bi kịch" lặp đi lặp lại trong nhiều thế hệ tại Mỹ.
Để hiểu được cặn kẽ vướng mắc của "trần nợ", cần phải "đào sâu" trở lại nguồn gốc vấn đề. Quy chế tạo ra ngưỡng "trần nợ" của Chính phủ Mỹ đã được thông qua vào tháng 9/1917, cùng với một đạo luật cho phép phát hành trái phiếu hỗ trợ tài chính cho Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Việc này được cho là nhằm giảm bớt gánh nặng lên Quốc hội, nhưng vẫn cho phép Cơ quan giám sát tối cao được quyền thiết lập các giới hạn cho phạm vi hành động của Nhà Trắng. Trước đó, các nhà lập pháp sẽ phải thông qua từng loại trái phiếu cụ thể.
Giới quan sát chỉ ra rằng, hậu quả "nhãn tiền" của việc không nâng hoặc đình chỉ trần nợ công sẽ là Chính phủ Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.
Nếu nợ của Bộ Tài chính Mỹ bị tụt bậc trong bảng xếp hạng đầu tư, các nhà đầu tư tổ chức sẽ buộc phải dừng việc nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng trung ương, có thể sẽ suy nghĩ lại. Kết quả là chi phí đi vay của Mỹ sẽ tăng lên.
Giống như mọi cuộc khủng hoảng khác, Fed có thể sẽ kích thích các biện pháp khẩn cấp, đã được thảo luận trong quá trình chuẩn bị cho tình huống khủng hoảng trần nợ công.
Cơ quan này cũng có thể sẽ mua trái phiếu Kho bạc bị vỡ nợ và chấp thuận chúng làm tài sản thế chấp trong các hoạt động cho vay của chính Fed, bất kể giá thị trường của trái phiếu sẽ thấp hơn giá trị thực tế.
Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng kịch bản tồi tệ nhất sẽ được hóa giải nếu Bộ Tài chính Mỹ đơn giản là đặt ưu tiên hàng đầu cho việc trả lãi suất các khoản vay. Bộ Tài chính có thể thanh toán đầy đủ tiền lãi vay bằng phần doanh thu thuế kiếm được trong thời gian tới, đồng thời cắt giảm 40% các khoản chi khác của Chính phủ Mỹ.
Nhưng rất khó để có thể thực hiện như vậy, do cần tính đến hậu quả phát sinh từ các vấn đề khác. Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ không sẵn sàng cắt giảm phúc lợi an sinh xã hội và chi tiêu quân sự, để bảo lãnh các trái chủ.
- Từ khóa :
- mỹ
- kinh tế mỹ
- trần nợ
- chính phủ vỡ nợ
- nợ công mỹ
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tổng thống Mỹ sẽ ký dự luật nâng mức nợ trần nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ
08:25' - 08/10/2021
Nhà Trắng ngày 7/10 thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký dự luật nâng mức nợ trần trong ngắn hạn nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này sau khi dự luật này được Quốc hội Mỹ thông qua.
-
Tài chính & Ngân hàng
Goldman Sachs cảnh báo “rủi ro thực sự” về việc Mỹ có thể “vỡ nợ”
21:00' - 07/10/2021
Thị trường Phố Wall ngày càng lo ngại về các cuộc tranh cãi giữa các nghị sỹ Mỹ về trần nợ công của chính phủ.
-
Tài chính
Mỹ khôi phục cam kết đối với chương trình Xóa nợ cho các khoản vay dịch vụ công
09:36' - 07/10/2021
Bộ Giáo dục Mỹ thông báo sẽ tạm thời cho phép sinh viên vay tiền được phép thông báo về khoản tín dụng đối với tất cả chương trình cho vay và trả nợ của liên bang nhằm triển khai chương trình xóa nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30'
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30'
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.