Tình trạng thiếu hụt container gây xáo trộn hoạt động thương mại toàn cầu
Sự bùng nổ trong hoạt động thương mại vào nửa cuối năm ngoái đã khiến các nhà sản xuất container, phần lớn là các công ty Trung Quốc, bất ngờ và “trở tay không kịp”, khi trước đó tình hình dịch bệnh đã khiến một số lượng lớn container phải nằm một chỗ.
Từ đó, các nhà sản xuất đã gia tăng sản lượng, nhưng vẫn không thể làm giảm nhẹ tình hình thiếu hụt container, vốn là yếu tố khiến giá cước vận chuyển tăng vọt trong sáu tháng qua.
Sự thắt chặt trong nguồn cung container và kéo theo đó là tình trạng tắc nghẽn ở các cảng biển có thể còn kéo dài đến nửa cuối năm 2021, khi sự phục hồi của các nền kinh tế ở châu Âu và Mỹ được dự đoán sẽ khiến nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc tăng cao.
China International Marine Containers Co. (CIMC), nhà sản xuất container lớn nhất thế giới, cho biết ngành này có khởi đầu không mấy thuận lợi khi bước vào năm 2020, khi sản lượng và doanh số ở Trung Quốc giảm trong năm 2019.
Bên cạnh đó, ông Li Muyuan, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành container Trung Quốc, cho biết nguồn cung container tại thời điểm ấy còn dư thừa, với một số lượng tương đương hơn 3 triệu container 20 foot nằm không tại các cảng biển Trung Quốc vào cuối tháng 3/2020 và 1,2 triệu dự trữ tại các nhà sản xuất.
Tình trạng dư thừa này, cùng với dự đoán rằng hoạt động thương mại sẽ ảm đạm do dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, đã khiến số đơn đặt hàng của các nhà sản xuất container Trung Quốc, vốn chiếm hơn 90% nguồn cung thế giới, sụt giảm mạnh. Thậm chí, ngành này còn gần như không có đơn hàng mới nào trong 5 tháng đầu năm 2020.
Tuy nhiên, tình hình đã đảo ngược vào khoảng giữa năm ngoái, khi người tiêu dùng ở Mỹ và nhiều nước khác gia tăng nhu cầu máy tính và và thiết bị để làm việc ở nhà, cũng như nhập khẩu khẩu trang và các mặt hàng y tế khác tăng mạnh.
Xuất khẩu gia tăng từ Trung Quốc đã kéo theo một khối lượng lớn đơn hàng container mới, đẩy giá tăng gấp đôi lên hơn 3.000 USD cho một chiếc container 20-foot. CIMC cho biết đã tuyển thêm 5.000 người lao động kể từ tháng Chín năm ngoái và thậm chí còn chạy nhiều dây chuyền sản xuất ngay cả trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán năm ngoái.
Theo ông Li, sản lượng đã tăng lên tương đương 300.000 container trong tháng Chín và sau đó là 440.000 vào tháng Một. Nhưng điều này không đủ để bù lại thực tế là không có đủ container được hồi chuyển từ nước ngoài về Trung Quốc để chứa hàng và tiếp tục xuất đi.
Các hãng tàu biển sở hữu hoặc thuê container đang cố gắng hết sức để đưa container về lại châu Á từ Mỹ. Nhưng tình hình thắt chặt hiện nay trên thị trường vận tải dự báo sẽ còn kéo dài đến ít nhất là qua giữa năm nay hoặc sau đó nữa.
Ông Mai Boliang, Giám đốc điều hành (CEO) kiêm Chủ tịch CIMC, cho rằng kể cả khi sản lượng container mới gia tăng, cũng phải đến tháng Sáu, khi việc triển khai tiêm vaccine sẽ làm dịu tình hình dịch bệnh và container bắt đầu quay trở lại Trung Quốc, thì tình hình này mới được cải thiện.
Ông Olivier Ghesquiere, Chủ tịch kiêm CEO của công ty cho thuê container Textainer Group Holdings Ltd., nhận định container sẽ không dư thừa trên thị trường, khi mà năng lực sản xuất trong nửa đầu năm nay gần như đã đến giới hạn. Điều này có nghĩa là tình hình cước vận chuyển cao, vốn là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất cho sự thiếu hụt container, có thể sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xe container đâm vào cửa hàng khiến một người tử vong
17:41' - 05/03/2021
Chiều 5/3, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) do xe container đâm vào cửa hàng bên đường, cuốn theo nhiều xe máy và khiến một người tử vong.
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát tự tin có “vũ khí” để sản xuất container
11:42' - 26/02/2021
Hòa Phát dự định sản xuất vỏ container công suất 500.000 TEU/năm. Dự kiến có thể cung cấp ra thị trường thương hiệu container của Hòa Phát vào đầu quý II năm sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập tổ kiểm tra cước, phụ thu vận chuyển container
19:38' - 25/02/2021
Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, cục này vừa thành lập tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18'
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30'
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29'
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái
15:30'
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, có thể là ngay trong năm nay. Để tránh bị tổn thất quá lớn về kinh tế, người Mỹ cần có sự chuẩn bị.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ nêu chính sách "cùng tồn tại và hợp tác" trong quan hệ với Trung Quốc
12:58'
Ngoại trưởng Mỹ Blinken thừa nhận quan hệ Mỹ-Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ phức tạp và gây tác động nhất trên thế giới hiện nay".
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Mỹ Elon Musk đối mặt với cáo buộc "thao túng thị trường"
09:58'
Theo đơn kiện, hành vi "thao túng thị trường" của tỷ phú Musk đã khiến giá trị thị trường của Twitter mất 8 tỷ USD kể từ khi thương vụ mua lại được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ghi nhận số liệu kinh tế suy giảm
08:27'
Nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong ba tháng đầu năm 2022 mặc dù người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu với tốc độ ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
07:53'
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần kể từ khi phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Anh đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc trước nguy cơ giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 14 năm
21:15' - 26/05/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/5 đã mở cuộc họp về kinh tế lần thứ hai nhằm rà soát các đối sách tiến tới ổn định giá tiêu dùng.