Tối ưu hóa cơ cấu nguồn điện Việt Nam
Tại Diễn đàn Năng lượng thông minh – Tối ưu hóa cơ cấu nguồn điện Việt Nam với các giải pháp linh hoạt do Đại sứ quán Phần Lan phối hợp với Tập đoàn Wartsila tổ chức sáng 29/8, tại Hà Nội, ông Jaakko Eskola, Chủ tịch & Tổng giám đốc Tập đoàn Wartsila nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới về kinh tế và năng lượng.
Sự tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì thời gian tới, do vậy, cần bổ sung thêm công suất phát điện. Với tiềm năng điện gió, điện mặt trời và các loại hình khác, đây là thời điểm lý tưởng để đặt mục tiêu và hướng tới 100% năng lượng tái tạo trong tương lai.
Theo ông Jaakko Eskola, chi phí sản xuất của điện mặt trời, điện gió và pin lưu trữ hiện đã giảm nhiều và dự báo, sẽ tiếp tục có sự sụt giảm trong thời gian tới. Thách thức hiện nay với các nhà quy hoạch nguồn điện và lưới điện là làm thế nào tăng cơ cấu nguồn điện và quản lý, xử lý dao động, ngắt quãng, nâng cao độ ổn định của nguồn này; Làm thế nào để tích hợp nguồn năng lượng tái tạo vào trong hệ thống điện.
“Chúng tôi đã làm việc với 78 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi cũng đưa ra các công nghệ sản xuất điện, tích hợp vào các yếu tố mang tính truyền thống, cải thiện khâu điều độ để xử lý dao động quá nhiều", ông Jaakko Eskola nói.
Theo ông Kari Kahiluoto, Đại sứ Đại sứ quán Phần Lan, Chính phủ Việt Nam cũng đã triển khai chính sách rất tham vọng để phát triển năng lượng tái tạo với các tiềm năng vốn có của mình. Trong tương lai, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thêm các nguồn điện mặt trời, điện gió, sinh khối, rác thải của mình.
Phần Lan cũng nằm trong tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch này và chúng tôi mong muốn là đối tác với Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng thông minh.
Theo Bộ Công Thương, tổng sơ đồ điện 7 sửa đổi đặt mục tiêu phát triển điện gió, điện mặt trời năm 2025 là 2.000MW và 4.000MW nhưng đến tháng 6/2019, công suất điện mặt trời đã đạt gần 4.500MW, chiếm gần 10% tổng công suất lắp đặt hệ thống. Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp các đơn vị xây dựng tổng sơ đồ điện 8, có xem xét phát triển năng lượng tái tạo; trong đó, có điện gió và điện mặt trời.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, đại diện Viện Năng lượng – Bộ Công Thương cho hay, trong Quy hoạch điện 8 sắp tới sẽ cần phải cân nhắc lại về nguồn nhiệt điện và năng lượng tái tạo; trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo.
Tới những năm 2030-2035, Việt Nam có thể có tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm từ 50% tới 80% tổng công suất.
“Trong tương lai, cần có chính sách mới về phát triển năng lượng tái tạo, đưa ra mức giá mới cho điện mặt trời, điện gió cũng như các chi phí tài chính dài hơi hơn cho năng lượng tái tạo này, vì đây là nguồn mà Việt Nam có tiềm năng lớn.
Bên cạnh đó, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho điện mặt trời, điện gió; có chính sách thu hút đầu tư cho năng lượng tái tạo, truyền tải…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ồ ạt đầu tư điện mặt trời: Lưới truyền tải không theo kịp
17:18' - 17/07/2019
Sự thiếu đồng bộ này đang khiến cho các dự án điện mặt trời buộc phải giảm công suất, gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư và phía mua điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Doanh nghiệp
Quá tải điện mặt trời, thiệt cả đôi bên
13:10' - 07/07/2019
Thời gian qua, các dự án nhà máy điện mặt trời “ồ ạt” đầu tư vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận...Việc quá tải lưới điện truyền tải khu vực này đã được cảnh báo trước.
-
Ý kiến và Bình luận
Vì sao phát triển năng lượng tái tạo còn hạn chế?
08:56' - 01/04/2019
Số các dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư như: điện mặt trời, điện gió… lên đến con số hàng trăm, nhưng con số triển khai trên thực tế vẫn còn quá ít.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
12:25' - 12/03/2019
Một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là phát triển năng lượng tái tạo để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống, nhằm bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau đặt mục tiêu đóng góp trên 6.500MW điện gió vào hệ thống điện quốc gia
16:05'
Theo quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, đến năm 2030 tỉnh Cà Mau được phê duyệt quy hoạch 3.607MW điện gió.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị cấp Bộ trưởng về IPEF: Các nước cụ thể hóa nội hàm hợp tác
16:02'
IPEF là khuôn khổ hợp tác kinh tế với cách tiếp cận mới, mở, linh hoạt và bao trùm, gồm nhiều nội dung được nhiều quốc gia quan tâm như chuỗi cung ứng, phi cacbon hoá, chuyển đổi số, cơ sở hạ tầng
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa
15:39'
Chiều 24/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện Biên: Liên tiếp xảy ra sạt lở đất, đá, Quốc lộ 279 ách tắc cục bộ
13:51'
Tại tỉnh Điện Biên, trong 2 ngày 23-24/5 xảy ra mưa lớn khiến một số đoạn tuyến trên đèo Tây Trang thuộc Quốc lộ 279 đường đi Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang bị sạt lở, gây ách tắc cục bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Lùi thời hạn trình Quốc hội dự án Luật đất đai (sửa đổi)
13:44'
Sáng 24/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kịch bản phục hồi và phát triển hàng không Việt Nam
12:35'
Việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết và cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp ngành hàng không...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu
12:33'
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, việc duy trì cơ chế, chính sách tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần làm rõ nhiều nội dung khi kéo dài quy định thí điểm xử lý nợ xấu
12:18'
Sáng 24/5, Quốc hội nghe Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân đối bố trí đầu tư 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
11:25'
Chính phủ đề xuất giai đoạn 2021 đến năm 2025 tiếp tục cân đối bố trí nguồn lực để đầu tư 2 dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.