Tọa đàm "Mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện chủ trì tọa đàm.
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ: Thời gian qua, Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện và Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế - xã hội đã nỗ lực để dự thảo các văn kiện rất quan trọng trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Như chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước: "Báo cáo Chính trị là văn kiện trung tâm của Đại hội"; trong Báo cáo Chính trị có nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, đặt trong giai đoạn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991; có nội dung đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 cũng như kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XII giai đoạn 2016-2021.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Đại hội XIII chưa đặt ra vấn đề sửa đổi Cương lĩnh, song những tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn, những đánh giá kết quả thực hiện nói trên là yếu tố quan trọng để triển khai Cương lĩnh tốt hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với thực tiễn đang thay đổi rất nhanh chóng, để đạt được mục tiêu cao nhất mà Cương lĩnh đã đề ra là xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc xác định các mục tiêu phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới, tầm nhìn đến 2045 phù hợp, đảm bảo tính thực tiễn và khả thi là rất quan trọng bởi đây là cơ sở để xác định chính xác những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động của toàn Đảng, toàn dân. Tuy nhiên, đến nay, vấn đề hệ trọng này vẫn còn những ý kiến khác nhau. Tựu chung có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: Từ Đại hội VIII đến nay, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), trong các văn kiện Đại hội, một số nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị từ khóa IX đến khóa XII, trong ý tưởng của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 đều nhấn mạnh mục tiêu trở thành một nước công nghiệp.
Theo đó, xác định mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại với ba mốc quan trọng: đến năm 2025, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng cần tham khảo cách phân loại các quốc gia theo xu hướng hiện nay của các tổ chức quốc tế.
Các Văn kiện trình Đại hội XIII cần diễn đạt mục tiêu phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển đất nước, đảm bảo tính khoa học, khả thi và thực tiễn trong đó có việc đáp ứng yêu cầu được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế và có thể so sánh được với mặt bằng phát triển chung của thế giới. Với cách đặt vấn đề như vậy, nhóm ý kiến thứ hai cho rằng nên xác định mục tiêu theo trình độ phát triển.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cho biết vấn đề hệ trọng này, ngay cả giữa Đề cương Báo cáo chính trị và Đề cương Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược 2011-2020, xây dựng Chiến lược 2021-2030 trình Hội nghị Trung ương 10 vừa qua vẫn còn khác nhau.
Đề cương Báo cáo chính trị của Tiểu ban Văn kiện xác định hai phương án: Phương án 1 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045 với lộ trình theo 3 mức. Phương án 2 phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa với lộ trình theo 3 mức.
Đề cương Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược 2011-2020, xây dựng Chiến lược 2021-2030 của Tiểu ban Kinh tế - xã hội xác định ba phương án mục tiêu, trong đó có điểm chung là: đến năm 2030 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
"Cương lĩnh đề ra mục tiêu tổng quát, cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn chúng ta đang nói đến những mục tiêu tuy dài hạn song vẫn là những mục tiêu phát triển trung gian để đạt được mục tiêu cuối cùng mà Cương lĩnh đề ra. Do vậy, cần thảo luận để triển khai thực hiện Cương lĩnh tốt hơn, hiệu quả hơn và phù hợp hơn trong giai đoạn tới" - đồng chí Nguyễn Xuân Thắng lưu ý.
Tại tọa đàm, các đồng chí Thường trực Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện, Tổ biên tập Tiểu ban Kinh tế- xã hội, nhóm tổng hợp chung, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận, từ đó có thêm thống nhất trong việc xác định mục tiêu, tầm nhìn phát triển đất nước trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.
Xem thêm:
>>WEF Davos 2019: Củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước
>>Huy động nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam bàn giải pháp phát triển kinh tế lòng hồ thủy điện
12:42' - 09/08/2019
Ngày 9/8, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển kinh tế lòng hồ thủy điện và ổn định đời sống, sản xuất cho người dân tái định cư thủy điện trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung
21:17' - 08/08/2019
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng: Tạo sự đồng thuận để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
14:48' - 01/08/2019
Ngày 1/8, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ 2015-2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Hiệp định EVFTA: Tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế
07:19' - 18/07/2019
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được ký kết trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển, nhất là về kinh tế-thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để chậm quy hoạch mà ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội
16:50' - 15/07/2019
Ngày 15/7 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án mở rộng Quốc lộ 9 đến cảng Cửa Việt đã chậm tiến độ 1,5 tháng
16:21'
Dự án dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 đã được khởi công từ cuối tháng 3/2022 và phải hoàn thành cuối năm nay nhưng sản lượng mới đạt 2%.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào sẽ giúp thị trường hàng hóa tăng trưởng tốt hơn trong tương lai?
15:14'
Sau 4 năm được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thị trường thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam đã ghi nhận những bước phát triển ổn định và tăng trưởng tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng trong khó khăn, doanh nghiệp xây dựng chưa tìm ra cách gỡ
14:38'
Hầu hết doanh nghiệp xây dựng chỉ đạt 20-40% kế hoạch cả năm mà nguyên nhân chủ yếu là phải đối mặt với quá nhiều khó khăn mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững
14:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu phát triển Tây Nguyên phải phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc...
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thành dự án đường vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở
14:24'
Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh thi công các công trình trọng điểm, đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế Thủ đô.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn
14:09'
Do lực lượng mỏng, nhiều phương tiện tìm mọi cách để “né” trạm cân và các trạm kiểm soát của cơ quan chức năng nên việc kiểm soát xe quá khổ, quá tải tại Lào Cai gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Quảng Nam cần phát huy hơn nữa tiềm năng về kinh tế biển
14:08'
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tỉnh Quảng Nam phát huy hơn nữa tiềm năng kinh tế biển để Quảng Nam trở thành một tỉnh mạnh về biển và giàu, đẹp từ biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị các điều kiện triển khai dự án vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh
13:31'
Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thế và lực cho năm 2023
12:53'
Với tinh thần quyết tâm vượt khó, với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chúng ta tin tưởng và kỳ vọng kinh tế nước ta sẽ hoàn thành các mục tiêu năm 2022.