Tôm và bào ngư bị giám sát nhập khẩu vào Mỹ kể từ 31/12/2018
Chính sách mới với nhiều thủ tục, quy định đang đặt ra nhiều khó khăn, gây lúng túng cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Đây là thông tin tại hội thảo Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu vào Mỹ (SIMP) cho tôm và bào ngư, do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 1/8. * Kiểm soát chặt về truy xuất nguồn gốcTheo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, kể từ ngày 1/1/2018, Mỹ triển khai chương trình giám sát việc khai thác và nhập khẩu đối với 13 loài thủy hải sản nhập khẩu vào nước này. Đây là các loài hải sản ưu tiên của SIMP nhằm chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và gian lận thương mại thủy sản.
Khi đó, chương trình chủ yếu áp dụng đối với các đối tượng thủy hải sản đánh bắt, tôm và bào ngư nằm ngoài đối tượng giám sát. Tuy nhiên, hiện nhập khẩu tôm, bào ngư vào Mỹ chính thức được đưa vào SIMP theo quy định cuối cùng được Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) công bố ngày 24/4/2018. Theo đó, từ sau ngày 31/12/2018, các nhà nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình SIMP. Chương trình SIMP gồm 3 yêu cầu chính: cấp phép, báo cáo dữ liệu và lưu giữ hồ sơ với việc nhập khẩu một số loài hải sản và sản phẩm hải sản ưu tiên được xác định là có nhiều khả năng bị đánh bắt bất hợp pháp hoặc gian lận thương mại thủy sản. Bà Celeste Leroux, chuyên gia của NOAA cho biết, điểm mấu chốt của chương trình SIMP là chỉ áp dụng cho các lô hàng hải sản vào Mỹ từ nước ngoài, bao gồm cả tái nhập khẩu hải sản đã được thu hoạch tại Mỹ. Nhà nhập khẩu trong hồ sơ phải thường trú ở Mỹ và có giấy phép thương mại thủy sản quốc tế hiện hành. Bên cạnh đó, có hai loại thông tin truy xuất nguồn gốc bắt buộc phải có. Đó là thông tin về thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo bằng điện tử tại thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS) và hồ sơ chuỗi hành trình.Hồ sơ chuỗi hành trình này là tài liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ lúc thu hoạch đến điểm nhập cảng Mỹ, phải được nhà nhập khẩu lưu giữ trong 2 năm và có thể được yêu cầu xuất trình khi kiểm tra.
Để việc xuất khẩu vào Mỹ vẫn diễn ra thuận lợi sau ngày 31/12/2018, bà Celeste Leroux cho rằng, ngay từ bây giờ, các nhà chế biến xuất khẩu Việt Nam nên chuẩn bị hồ sơ, thu thập đầy đủ các dữ liệu được yêu cầu cho việc tuân thủ SIMP. Đồng thời, phải phối hợp làm việc chặt chẽ với nhà nhập khẩu của mình để chuyển thông tin, cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. * Xuất khẩu tôm gặp khó Mặc dù đã quen với việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên những quy định mới trong Chương trình SIMP cũng gây nhiều khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp. Theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, một số quy định của SIMP khá chi tiết, thủ tục còn rườm rà, không cần thiết, có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với các nhà xuất khẩu. Điểm lo ngại nhất là theo quy định này, nhà nhập khẩu bắt buộc phải là công dân của Mỹ; trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu không đáp ứng được điều này. Quy định mới này buộc doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm một đội ngũ để chuẩn bị hồ sơ, tốn thêm chi phí nhân công. Bên cạnh đó, với thời hạn chỉ còn vài tháng để chuẩn bị thì quá gấp gáp, hàng hóa xuất đi dễ bị ách tắc trong giai đoạn đầu. Đại diện Công ty TNHH Hải Ân (SEAGIFT) cũng cho rằng, ở Việt Nam hiện có những vùng, địa phương đã được quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Do vậy, nhiều nông dân, trang trại chỉ cần đáp ứng yêu cầu chứ không cần phải có giấy phép như quy định của NOAA. Thêm vào đó, hầu hết các các đơn vị nuôi trồng, sản xuất ở Việt Nam đa phần là có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, các quy định về đánh bắt nuôi trồng như tàu phải có chiều dài từ 12m trở xuống, có tải trọng 20 tấn trở xuống hoặc lô hàng thủy sản nuôi trồng nhỏ phải dưới 1.000 kg cần được giải thích kỹ hơn. Đại diện NOAA cho rằng, do ở Việt Nam có nhiều trường hợp sản xuất nhỏ lẻ nên sẽ làm việc cụ thể với NOAA. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ít nhất phải có bằng chứng, chứng minh được rằng nông dân đó đã được cấp phép theo quy hoạch. Một điểm thuận lợi của các doanh nghiệp hiện nay là đã thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nuôi trồng tôm. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, ở Việt Nam, hiện đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện các chương trình truy xuất nguồn gốc và đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Với những kinh nghiệm này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng các quy định mới đây của Mỹ. Đại diện VASEP cũng cho biết, các quy định NOAA đặt ra hầu như không thay đổi nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn gây lúng túng cho doanh nghiệp. Sắp tới, VASEP sẽ phối hợp với Tổng cục thủy sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này để việc xuất khẩu thủy sản vào Mỹ không bị gián đoạn trong thời gian tới. Trước đó, một số loài thủy hải sản nhập khẩu từ Việt Nam như cá ngừ, cá kiếm… đã bị áp dụng SIMP kể từ ngày 1/1/2018. Đến nay, VASEP vẫn chưa ghi nhận trường hợp doanh nghiệp nào gặp khó khăn bởi quy định này. Tuy nhiên, có thể các mặt hàng này có tỷ trọng xuất khẩu vào Mỹ còn khá khiêm tốn nên ít bị ảnh hưởng, còn đối với mặt hàng tôm lại khác. Trong số 13 loài thủy hải sản chịu sự giám sát theo SIMP thì đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là con tôm. Hàng năm, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường này đạt khoảng 1,5 tỷ USD, riêng mặt hàng tôm có kim ngạch xuất khẩu dao động từ 500 triệu đến 1 tỷ USD. Hiện Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, ước tính quy mô thị trường thủy hải sản của nước này trị giá khoảng 96 tỷ USD./.Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng ước đạt 22,2 tỷ USD
11:39' - 30/07/2018
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu nông sản mạnh là Indonesia, Nga, Đức, Malaysia, Philippines, Ảrập Xê út, Iraq, Hong Kong, Mỹ, Ấn Độ....
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thủy sản thực hiện đồng bộ các giải pháp 6 tháng cuối năm 2018
17:28' - 04/07/2018
Ngày 4/7, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh
16:43' - 03/07/2018
Dù trong vài tháng gần đây, xuất khẩu thủy sản tăng chậm do ảnh hưởng giá tôm thế giới giảm sâu, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số.
-
Xe & Công nghệ
Nông thủy sản, thực phẩm và đồ uống Việt Nam chinh phục hội chợ lớn nhất Bắc Mỹ
08:15' - 02/07/2018
Hạt điều chế biến, hồ tiêu, các sản phẩm bún, phở ăn liền, nước chấm đặc sản Phú Quốc…, là những mặt hàng của Việt Nam được trưng bày tại hội chợ lớn nhất Bắc Mỹ Summer Fancy Food 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Hà Nội thu giữ hàng nghìn ắc quy không rõ nguồn gốc
19:16'
Ước tính tổng trị giá lô hàng vi phạm bị phát hiện và tạm giữ lên tới gần 1,8 tỷ đồng.
-
Hàng hoá
Các nhà cung cấp trái cây tươi quốc tế thay đổi chiến lược kinh doanh ở Trung Quốc
18:11'
Để đảm bảo chất lượng và sự sẵn có liên tục, Zespri đã xây dựng một hệ sinh thái phân phối và thương mại điện tử mạnh mẽ.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ vải lai chín sớm, vải trứng Hưng Yên
17:51'
Ông Vũ Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ cho biết, niên vụ 2025, vải lai chín sớm Phù Cừ dự kiến cho thu hoạch rộ từ ngày 30/5 và cho thu hoạch rộ trong khoảng từ ngày 7-10/6.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh thuốc lá
17:35'
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thuốc lá.
-
Hàng hoá
Đà Nẵng kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng giả
16:19'
Các tổ công tác Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp
15:02'
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 22/5, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp, khi lượng dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ tăng
-
Hàng hoá
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 22/5
14:52'
Giá các loại nhiên liệu chủ yếu gồm xăng RON95, E5RON92 giảm nhẹ, trong khi giá dầu điêzen, dầu hoả... vẫn tăng nhẹ từ 15 giờ hôm nay 22/5.
-
Hàng hoá
Ngăn chặn trên 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm
10:56'
Lực lượng chức năng Hà Giang tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dũng và phát hiện hơn 3,9 tấn thực phẩm đông lạnh bốc mùi hôi thối, biến đổi màu sắc không đảm bảo lưu thông trên thị trường.
-
Hàng hoá
Sắc xanh bao trùm thị trường nông sản
09:35'
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc Brazil (ANEC), xuất khẩu đậu tương trong tháng 5 dự kiến đạt 14,5 triệu tấn, tăng so với mức ước tính 14,2 triệu tấn của tuần trước.