Tổng quan thị trường tài chính châu Phi
Toàn cảnh thị trường
Tiếp nối đà của những năm trước, Nam Phi tiếp tục đứng đầu trong Chỉ số thị trường tài chính châu Phi Absa (AFMI), nhờ sức mạnh và chiều sâu của các thị trường tài chính cũng như luật pháp hiệu quả thúc đẩy tiềm năng đầu tư của quốc gia miền Nam châu Phi.Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đồng chuyên gia Absa ngày 14/10, điểm số của Nam Phi trong một số hạng mục giảm do môi trường kinh doanh và nền kinh tế xấu đi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tình hình cũng tương tự đối với các quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu hàng năm của Absa - ngân hàng thuộc nhóm 4 ngân hàng lớn nhất tại Nam Phi.Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng hầu hết các quốc gia đều đang đối mặt với tình hình tồi tệ hơn năm trước. Trên thực tế, chỉ có 4 nước có điểm số cải thiện kể từ năm 2020, dù chỉ ở mức nhẹ. Hầu hết các quốc gia còn lại đều cho thấy sự suy giảm khá lớn trong các phép đo mà phần lớn các nhà đầu tư đều đánh giá là rất quan trọng.Chỉ số thị trường tài chính châu Phi Absa (AFMI) đánh giá sự phát triển thị trường tài chính ở 23 quốc gia và nêu bật các nền kinh tế có môi trường hỗ trợ tốt nhất cho các thị trường hoạt động hiệu quả.Được thực hiện với sự cộng tác của Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF), nghiên cứu nhằm chỉ ra các vị trí hiện tại, cũng như cách thức các nền kinh tế có thể cải thiện khuôn khổ thị trường để thúc đẩy sự tiếp cận của nhà đầu tư và tăng trưởng bền vững.Diễn đàn các định chế tài chính và tiền tệ chính thức sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng trung ương, sàn giao dịch chứng khoán và các tổ chức tài chính quốc tế. OMFIF đã khảo sát hơn 50 nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý và giám đốc điều hành từ các tổ chức tài chính hoạt động trên 23 quốc gia, bao gồm các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý, công ty kiểm toán và kế toán cũng như các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế.OMFIF là một tổ chức tư vấn độc lập về ngân hàng trung ương, chính sách kinh tế và đầu tư công, một mạng lưới không vận động hành lang để thực hành tốt nhất trong các trao đổi khu vực công-tư trên toàn thế giới.OMFIF cho rằng vai trò trung tâm là của các nhà đầu tư đại chúng toàn cầu như ngân hàng trung ương, quỹ đầu tư quốc gia (SWF) và quỹ hưu trí công cộng, đồng thời các thực thể này nắm giữ tài sản có thể đầu tư là 42.000 tỷ USD, tương đương 43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.Jason Quinn, Quyền CEO của Tập đoàn Absa, cho biết báo cáo Chỉ số thị trường tài chính châu Phi Absa (AFMI) đã trở thành một công cụ quan trọng cho các quốc gia đang tìm cách tăng cường cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.Chỉ số này ghi nhận sự cởi mở của các quốc gia đối với đầu tư nước ngoài và là một chỉ số khách quan về sức hấp dẫn của thị trường vốn châu Phi, được các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và quản lý tài sản trên khắp thế giới sử dụng.Cốt lõi của AFMI là sự thúc đẩy hướng tới thị trường tài chính sâu rộng hơn, cởi mở, minh bạch và dễ tiếp cận, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động tiền tiết kiệm để đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời.Chỉ số đánh giá các quốc gia theo 6 “trụ cột”, đó là độ sâu thị trường; tiếp cận ngoại hối; minh bạch thị trường, thuế và môi trường pháp lý; năng lực của các nhà đầu tư địa phương; cơ hội kinh tế vĩ mô; và khả năng thực thi của các hợp đồng tài chính.Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chỉ số này đã được mở rộng, với sự sẵn có của các sản phẩm tài chính bền vững - chẳng hạn như trái phiếu xanh và cổ phiếu - hiện được tính đến khi đo lường độ sâu thị trường.Những điểm đáng chú ýCharles Russon, Giám đốc điều hành bộ phận ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư thuộc Absa, cho biết trong khi một số quốc gia có thể cảm thấy thất vọng khi thấy điểm trung bình giảm trên diện rộng, thì châu Phi đang điều hướng trong một bầu không khí kinh tế cực kỳ khó khăn.Sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 không dễ dàng như mong đợi vào năm ngoái và điều này đã có tác động lớn đến thách thức mà lục địa này phải đối mặt trong việc phục hồi các thị trường tài chính sau đại dịch, đồng thời củng cố cơ sở hạ tầng thị trường.
Chỉ số thị trường tài chính châu Phi Absa cho thấy một số quốc gia châu Phi có điểm số tồi tệ đến mức rất ít nhà đầu tư và doanh nghiệp muốn kinh doanh ở đó. Xếp cuối danh sách là Ethiopia (với 25 điểm), với một số nước ở ngay phía trên gồm Cameroon (29), Lesotho (30), Angola (33) và Senegal (34).Trong các trường hợp, ngay cả Nam Phi với điểm số cao nhất (83 điểm, so với 89 điểm của năm 2020) thậm chí không đủ để lôi kéo các nhà đầu tư địa phương, do làn sóng tiền khổng lồ chảy ra nước ngoài hoặc vào các sản phẩm đầu tư mang tính toàn cầu.Năm 2021, điểm trung bình của AFMI giảm xuống còn 46,4/100, so với mức 50,8 của năm 2020. Đáng quan tâm là chỉ có 7 trong số 23 quốc gia châu Phi đạt điểm cao hơn 50. Seychelles, Eswatini và Bờ Biển Ngà sa sút nhiều nhất trong bảng xếp hạng.Trụ cột 1 là độ sâu thị trường. Điểm số giảm nhẹ do doanh thu thị trường chứng khoán thấp hơn, điều này vẫn tồn tại kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Trong khi giá trị vốn hóa thị trường tăng ở hầu hết các quốc gia được khảo sát, điều đó không đủ để bù đắp cho hoạt động giao dịch yếu kém.Chỉ có 9 quốc gia đã giới thiệu các sản phẩm tài chính có thể được phân loại là “xanh” hoặc “bền vững”, với trái phiếu xanh có sẵn ở 7 nước xuất hiện trên sàn giao dịch hoặc qua quầy.Kenya và Morocco đạt điểm cao nhất trong chỉ số này vì có trái phiếu, cổ phiếu và quỹ tương hỗ xanh hoặc bền vững trên thị trường.Trụ cột 2 là tiếp cận ngoại hối. Dự trữ ngoại hối đã tăng 24%, trong đó Nam Phi dẫn đầu, tiếp theo là Ai Cập, Rwanda và Uganda. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng “tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường ngoại hối đã suy yếu ở hầu hết các quốc gia”.Trụ cột 3 là minh bạch thị trường, thuế và môi trường pháp lý. Gần như tất cả các quốc gia đều sụt giảm do điểm số trong phát triển thị trường vốn thấp hơn. Hiệu quả kém về các chỉ số mới, bao gồm các khuyến khích ban hành các công cụ tài chính bền vững, tích hợp các yếu tố bền vững trong các tiêu chuẩn thị trường tài chính và áp dụng thử nghiệm căng thẳng khí hậu cũng góp phần vào sự suy giảm.Trên thực tế, hầu hết các quốc gia đều duy trì mức điểm khá cao trong mục này, trên 55%. Đây cũng là hạng mục mà châu Phi đạt điểm trung bình cao nhất, có thể là do luật pháp toàn cầu kiểm soát các giao dịch tài chính và sự tham gia của các bên tham gia quốc tế vào thị trường tài chính.Năng lực của các nhà đầu tư trong nước là trụ cột 4. Phép đo này đánh giá năng lực của nhà đầu tư địa phương dựa trên quy mô thị trường quỹ hưu trí và tiềm năng thúc đẩy hoạt động thị trường. Về tổng thể, điểm số giảm 6,3 điểm, với 17 quốc gia tụt hạng.Tổng tài sản quỹ hưu trí trong chỉ số AFMI giảm 1,9%, với 11 quốc gia báo cáo số liệu thấp hơn cho năm 2020. Duy trì vị trí dẫn đầu của năm 2020, Namibia tiếp tục ghi điểm trong trụ cột này vì có số tài sản hưu trí lớn nhất so với dân số (nhỏ) của nước này.Các nền kinh tế phía Nam châu Phi đạt điểm cao về tổng thể dựa trên tài sản lương hưu trên đầu người. Namibia, Botswana, Nam Phi, Eswatini và Mauritius là top 5 về chỉ số này.Các nhà nghiên cứu cho rằng điểm số tốt là do hệ thống lương hưu sớm được thiết lập ở các nước trên, cũng như sự gần gũi của nhóm nước đó với Sàn giao dịch chứng khoán Johannesburg (JSE), cho phép các quỹ tích lũy tài sản đáng kể so với các quốc gia châu Phi khác.Báo cáo lưu ý rằng khoảng 1/5 tài sản lương hưu của Namibia được đầu tư vào khu vực tiền tệ chung mà nước này chia sẻ với Nam Phi, Eswatini và Lesotho.Tuy nhiên, tiềm năng yếu kém của thị trường lương hưu trong nước ở các quốc gia châu Phi khác dẫn đến 19 trong số 23 quốc gia được khảo sát không đạt điểm trên 50.Trụ cột 5 là triển vọng kinh tế vĩ mô. Các quốc gia ở châu Phi được đánh giá là có tiềm năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ. Các quốc gia thường hoạt động tốt nhất trong Trụ cột 5, đạt điểm trung bình là 62. Ai Cập giành lại vị trí dẫn đầu mà nước này đã đánh mất vào tay Nam Phi năm ngoái, nhờ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2020.Tác động vĩ mô của đại dịch tiếp tục được cảm nhận trong lĩnh vực này với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia bị suy giảm và tài chính công có dấu hiệu căng thẳng.Nam Phi bị đẩy xuống vị trí thứ hai trong trụ cột này. Mặc dù có GDP bình quân đầu người cao hơn và thị phần xuất khẩu lớn hơn Ai Cập, các khoản vay ngân hàng của Nam Phi đã xấu đi và quốc gia này tiếp tục tăng trưởng kinh tế kém trong năm 2020.Phép đo này dựa trên tổng hợp tăng trưởng GDP 5 năm và dự báo 5 năm, GDP bình quân đầu người, hiệu quả hoạt động của thị trường xuất khẩu, việc công bố thường xuyên dữ liệu kinh tế, tài chính của chính phủ và chất lượng các khoản vay ngân hàng cho khách hàng.Khả năng thực thi của các thỏa thuận tổng thể tiêu chuẩn được coi là Trụ cột 6. Các quốc gia châu Phi thể hiện sự yếu kém trong đo lường thiết yếu về việc liệu một liên hệ tài chính hoặc thỏa thuận liên quan đến một công cụ tài chính có được tôn trọng hay không.Trong khi Nam Phi, Nigeria và Ghana giành được trọn vẹn điểm, Mauritius, Uganda, Zambia và Malawi đã bỏ lỡ việc gia nhập các quốc gia dẫn đầu do chưa hoàn toàn thông qua các thỏa thuận tổng thể tiêu chuẩn.Cần phải đưa ra các khuôn khổ pháp lý để đảm bảo tính khả thi của các hợp đồng và tính liên tục của các giao dịch khi đối mặt với sự không chắc chắn. Trụ cột 6 đánh giá các quốc gia dựa trên khả năng thực thi của các quy tắc khép kín và việc sử dụng các thỏa thuận tổng thể về thị trường tài chính tiêu chuẩn.Mười sáu trong số 23 quốc gia đạt điểm dưới 30. Sự chênh lệch rõ rệt này cho thấy sự không đồng đều của các tiêu chuẩn hợp đồng trong khu vực. Ví dụ, khả năng thực thi của cơ chế thanh toán khi xảy ra sự kiện bất thường khiến một bên vi phạm hợp đồng.Cơ chế này đóng vai trò là phương tiện để giảm thiểu rủi ro tín dụng, đặc biệt là đối với các sản phẩm phái sinh giao dịch qua quầy/thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Yếu tố này đảm bảo rằng các giao dịch vẫn được duy trì, bất chấp việc một bên bị vỡ nợ do các điều kiện kinh tế và thị trường bất lợi, hoặc các trường hợp bất khả kháng chẳng hạn như đại dịch.
Các tác giả và những người đề xuất Chỉ số Thị trường tài chính châu Phi cho rằng các số liệu xấu đi chủ yếu là do những thay đổi trong phương pháp nghiên cứu, với mục tiêu của sự điều chỉnh này là để phản ánh tốt hơn hiệu quả hoạt động của quốc gia và xu hướng phát triển trên thị trường tài chính.AFMI kết luận rằng các nền kinh tế châu Phi phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc phục hồi thị trường tài chính, trong khi củng cố cơ sở hạ tầng thị trường thông qua đổi mới công nghệ và các chính sách nhằm tạo điều kiện đầu tư. Đại dịch đã góp phần củng cố tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường trong nước để ngăn chặn việc thoái vốn của dòng vốn nước ngoài và giúp khu vực phát huy đầy đủ tiềm năng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WHO ước tính số ca mắc COVID-19 tại châu Phi cao hơn nhiều so với con số hiện tại
10:20' - 18/10/2021
Theo phân tích của WHO, số ca mắc COVID-19 trên thực tế tại châu Phi có thể lên tới 60 triệu ca.
-
Doanh nghiệp
Google đầu tư 1 tỷ USD vào châu Phi hỗ trợ quá trình chuyển đổi số
08:00' - 07/10/2021
Hầu hết các quốc gia có tốc độ Internet chậm nhất thế giới đều ở châu Phi, khu vực có chưa đến 30% trong dân số 1,3 tỷ người được kết nối băng thông rộng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
-
Phân tích - Dự báo
Giá lương thực tăng cao: Yếu tố thổi bùng bất ổn xã hội ở châu Phi
06:30' - 02/10/2021
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, giá lương thực toàn cầu đã tăng vọt, gây áp lực lên các quốc gia mong manh nhất trên thế giới.
-
Thị trường
Các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu châu Phi chật vật tăng sản lượng
07:06' - 28/09/2021
Các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu của châu Phi sẽ phải vật lộn để tăng sản lượng lên mức hạn ngạch quy định của OPEC cho đến ít nhất là năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.