Tổng thống Pháp đề xuất đầu tư 1,1 tỷ USD xây lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ
Ông Gabriel Attal nêu rõ Tổng thống Macron đã quyết định xây dựng một lò phản ứng EPR mới và đầu tư 1,1 tỷ USD xây dựng một lò phản ứng cỡ nhỏ. Đây là một phần của kế hoạch đầu tư dài hạn "France 2030" nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong sản xuất điện không phát thải carbon.
Trước đó, vào tháng 10/2021, ông Macron đã thông báo kế hoạch đầu tư 8 tỷ euro cho quá trình khử carbon và giảm phát thải khí nhà kính của nền kinh tế thông qua phát triển điện hạt nhân, hydro xanh, điện khí hóa trong công nghiệp vào năm 2030.
Theo cơ quan năng lượng quốc gia Pháp (EDF), nước này có 56 nhà máy điện hạt nhân, cung cấp 70% sản lượng điện toàn quốc.
Cũng liên quan tới mục tiêu giảm phát thải, mới đây tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu Carbon Tracker công bố một báo cáo chỉ ra các dự án xây dựng nhà máy điện khí thế hệ mới sẽ khiến Ba Lan không thể hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ba Lan dự kiến tăng gấp đôi công suất các nhà máy điện khí lên hơn 8 gigawatt (GW) vào năm 2030 thông qua kế hoạch xây dựng 5 nhà máy điện khí mới, dự kiến chính thức đưa vào vận hành từ năm 2023-2027 với công suất tổng cộng 3,7 tỷ GW, gấp đôi công suất hiện tại.
Theo tính toán của Carbon Tracker, nếu các nhà máy điện khí hoạt động với tuổi thọ 30 năm thì Ba Lan không thể đạt được mục tiêu của cả khối EU là đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Trong khi đó, để đạt được mục tiêu trên, Ba Lan sẽ phải đóng cửa các nhà máy điện khí sau khoảng 7 năm, tiêu tốn hơn 200 triệu USD của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Chính phủ Ba Lan sẽ phải trợ cấp khoảng 4,4 tỷ USD mới có thể đảm bảo các nhà máy điện khí mới mang lại hiệu quả kinh tế, cao hơn nhiều so với mức trung bình ở châu Âu.
Tổ chức trên cũng cảnh báo nguy cơ Ba Lan phải đối mặt với các bất ổn của thị trường khí đốt do giá khí đốt bán buôn ở mức cao kỷ lục trong 12 tháng qua và căng thẳng chính trị gia tăng tại châu Âu có thể khiến nguồn cung cấp khí đốt bị ảnh hưởng. Do đó, Carbon Tracker kêu gọi dừng triển khai các dự án này.
Ba Lan tuyên bố ủng hộ các mục tiêu khí hậu tham vọng của EU nhưng cho rằng các mục tiêu này phải “an toàn cho xã hội và có lợi cho nền kinh tế”.
Trong chiến lược phát triển năng lượng, Ba Lan khẳng định có thể phát triển khoảng 6 GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030, tăng lên 11 GW vào năm 2040. Nước này hiện có công suất điện gió trên bờ đạt gần 7 GW và năng lượng mặt trời khoảng 6,7 GW./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
EDF trì hoãn tiến trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới
09:10' - 13/01/2022
Tập đoàn điện lực đang “chật vật” bởi nợ nần nói rằng, nhà máy điện hạt nhân tại Flamanville sẽ không được nạp nhiên liệu cho đến quý II/2023, thay vì cuối năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu cần hơn 560 tỷ USD đầu tư
14:29' - 09/01/2022
Ông Thierry Breton, Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội khối cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ cần đầu tư 500 tỷ euro (568 tỷ USD) vào các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới từ nay đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.