Total và Shell - "ngư ông đắc lợi" nhờ giá dầu tăng
Thời báo kinh tế La Tribune của Pháp nhận định, nhờ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, Mỹ và châu Âu và nguồn cung hạn chế trên thị trường, giá dầu thế giới tăng 87,5% trong một năm. Kết quả là các công ty dầu khí như Royal Dutch Shell (liên doanh Anh-Hà Lan) và TotalEnergies SA (Pháp) đã gặt hái bội thu với lợi nhuận tăng kỷ lục.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động kinh doanh của các công ty dầu mỏ này đang khởi sắc trở lại sau một thời gian khủng hoảng do dịch bệnh. Đại diện của các tập đoàn dầu khí Shell và Total thông báo kết quả kinh doanh của hai quý đầu năm 2021 cho thấy lợi nhuận tăng đáng kể. Shell ghi nhận lợi nhuận ròng 4,8 tỷ euro (5,7 tỷ USD) trong quý II/2021, so với khoản lỗ hơn 15,1 tỷ euro cùng kỳ năm 2020 thì đây quả là một tín hiệu đáng mừng.
Total có lợi nhuận ròng quý II/2021 là 2,2 tỷ euro, trong khi cùng kỳ năm ngoái tập đoàn này lỗ hơn 8 tỷ euro. Lý giải về kết quả đáng mừng này, Giám đốc điều hành Total Patrick Pouyanné cho biết, Total được hưởng lợi nhờ thị trường dầu khí tăng trưởng lần lượt 13% và 28% trong quý I và quý II của năm 2021.
Với những kết quả tăng trưởng thuyết phục này, Shell và Total quyết định sẽ chia sẻ một phần lợi nhuận cho các cổ đông của họ. Ông Patrick Pouyanné cho biết, Total muốn chia sẻ thu nhập bổ sung với các cổ đông thông qua việc mua lại cổ phần với giá cao. Về phần mình, liên doanh Anh-Hà Lan sẽ tăng tỷ lệ chi trả cổ tức và khởi động chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 2 tỷ USD vào cuối năm nay.
Động thái này để bù đắp việc Shell lần đầu tiên kể từ những năm 1940 buộc phải giảm cổ tức khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái. Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden khẳng định họ đang đẩy mạnh việc chia lợi nhuận cho các cổ đông và tiếp tục đầu tư vào tương lai của ngành năng lượng.
* Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng trở lại
Theo La Tribune, từ vài tháng trở lại đây, giá dầu trên thị trường tăng mạnh. Đặc biệt, chỉ trong vòng 1 năm, giá dầu Brent đã tăng từ 40 USD lên 74 USD, với mức tăng khoảng 87,5%, gần trở lại mức giá trước khi xảy ra khủng hoảng.
Nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại vào cuối năm 2020, đầu năm 2021, thêm vào đó là sự hồi phục của các nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ, châu Âu, đã khiến nhu cầu và giá cả năng lượng tăng vọt. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc tăng giá dầu.
Đó là trong khi hoạt động kinh tế sôi động trở lại, thì khối lượng khai thác dầu thế giới lại thiếu ổn định, thậm chí ngưng trệ mất vài tuần, do các cuộc đàm phán kéo dài giữa các thành viên của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh - còn được gọi là OPEC+.
Sau khi vượt qua những bất đồng, các nước dầu mỏ lớn cuối cùng đã nhất trí tăng dần sản lượng khai thác từ đầu tháng Bảy, và sẽ đạt mức 400.000 thùng/ngày kể từ tháng Tám.
Tuy nhiên, lãnh đạo của các tập đoàn dầu khí lớn vẫn thận trọng vì lo ngại đà tăng giá dầu sẽ chậm lại trong vài tháng tới. Shell dự kiến hạn chế sản xuất trong quý III/2021 do các biện pháp mà OPEC đưa ra và do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Mặt khác, mặc dù các tổ chức quốc tế vẫn lạc quan với những dự báo tăng trưởng trong thời gian tới, nhưng nguy cơ xuất hiện làn sóng COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta, đang có nguy cơ làm chậm lại sự hồi phục của các nền kinh tế và cũng khiến cho nguồn cung bị hạn chế.
Trên thực tế, trong những ngày gần đây, giá dầu đã có xu hướng chững lại, và chỉ tăng chút ít vào những ngày cuối tháng Bảy. Đà tăng chủ yếu được thúc đẩy nhờ Mỹ tuyên bố giảm lượng dự trữ "vàng đen" so với dự kiến và nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân các nước tăng cao trong mùa Hè.
* Chuyển hướng phát triển để tránh sức ép về môi trường
Mặc dù các công ty dầu khí hưởng lợi lớn nhờ giá dầu tăng, họ vẫn phải đối mặt với áp lực chuyển đổi năng lượng sang các nguồn năng lượng sạch hơn, đặc biệt là dưới sức ép của các cổ đông nhỏ và các tổ chức phi chính phủ.
Trong mùa đại hội cổ đông tới, các lãnh đạo tập đoàn như Chevron và ExxonMobil (Mỹ), Shell và Total sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi về kế hoạch kinh doanh sắp tới có liên quan đến vấn đề khí hậu như thế nào.
Về lĩnh vực này, Total đã đi trước một bước khi khi lần đầu tiên đệ trình lên cuộc họp cổ đông một nghị quyết tham vấn về chiến lược phát triển mới theo hướng thân thiện với môi trường. Nghị quyết này có tên "Nói về khí hậu" đã nhận được sự ủng hộ của Patrick Pouyanné, Giám đốc điều hành của Total, và gần 92% cổ đông.
Công ty dầu khí hàng đầu của Pháp cũng có tham vọng trở thành "một tập đoàn tiên phong về năng lượng xanh". Do đó trong thời gian tới Total sẽ chú trọng việc đa dạng hóa các loại hình năng lượng, đầu tư chủ yếu vào năng lượng tái tạo từ Mặt Trời và sức gió, phát triển công nghệ thu giữ và lưu trữ CO2, khí hydro...
Total cũng cam kết tăng cường đóng góp vào những nỗ lực giảm phát thải khí carbon, nhưng không đưa ra một mục tiêu mang tính định lượng nào. Ngoài ra tập đoàn năng lượng hàng đầu của Pháp cũng đã thông báo việc rút cổ phần của mình trong Petrocedeño, một công ty sản xuất, vận chuyển và xử lý dầu siêu nặng thành dầu thô nhẹ ở Vành đai Orinoco của Venezuela và nhượng 30,32% cổ phần của tập đoàn này cho Công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lo ngại về “sức khỏe” kinh tế Trung Quốc kéo giá dầu châu Á giảm
16:28' - 02/08/2021
Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trong phiên giao dịch ngày 2/8, giữa bối cảnh giới đầu tư quan ngại về “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phục hồi ấn tượng nhờ kỳ vọng nguồn cung vẫn thắt chặt
11:57' - 24/07/2021
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 23/7, tiếp tục phục hồi mạnh mẽ từ cú trượt dốc của ngày thứ Hai nhờ kỳ vọng rằng nguồn cung dầu vẫn sẽ thắt chặt trong năm nay.
-
Tài chính
Total ngừng thanh toán tiền mặt cho quân đội Myanmar
07:45' - 27/05/2021
Quân đội Myanmar sẽ không còn nhận được các khoản thanh toán tiền mặt liên quan đến một đường ống do Total vận hành thông qua một liên doanh với quân đội Myanmar, sau đảo chính quân sự tháng 2/2021.
-
Doanh nghiệp
Pháp: Tập đoàn Total sắp đổi tên
17:09' - 21/05/2021
Tập đoàn Total của Pháp, một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị đổi tên thành TotalEnergies để thể hiện xu hướng chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn.
-
Ô tô xe máy
Hyundai mở rộng hợp tác với Shell về các giải pháp di động tương lai
08:08' - 29/03/2021
Nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor Co. đã mở rộng quan hệ đối tác kinh doanh với Tập đoàn Royal Dutch Shell Group đến năm 2026 để hợp tác trong các giải pháp di động tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.