Tp Hồ Chí Minh: Giá điện tăng cao do thay đổi ngày ghi chỉ số điện
Chiều 7/9, tại cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh do UBND Thành phố Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, nhiều nội dung liên quan đến việc giá điện tăng cao trong tháng 8, đề xuất làm đường sắt xuyên tâm từ ga Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên và kế hoạch làm 5 dự án giao thông BOT trên địa bàn thành phố đã được đại diện các sở, ngành trao đổi.
Về vấn đề hóa đơn tiền điện trong tháng 8 của nhiều hộ gia đình trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh tăng cao so với những tháng trước, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, nguyên nhân chính là do EVNHCMC chuyển ngày ghi điện về cuối tháng nên số ngày sử dụng điện của khách hàng trong tháng 8/2023 tăng thêm từ 11 đến 28 ngày tùy theo phiên ghi điện cũ.
Theo ông Kiên, trong những năm qua, lịch ghi chỉ số tính tiền điện của khách hàng được EVNHCMC phân theo ngày từ ngày 3 đến 25 hàng tháng để đảm bảo đủ nguồn nhân lực ghi chỉ số hàng ngày. Hiện nay với công nghệ hiện đại, EVNHCMC đã không còn cử nhân viên đi ghi điện hàng ngày mà ghi điện tự động từ xa hoàn toàn. Để tiếp tục khai thác hiệu quả hơn hệ thống nêu trên, EVNHCMC đang triển khai ghi chỉ số công tơ vào cuối hàng tháng từ tháng 9/2022 và mục tiêu đến năm 2024 sẽ hoàn tất 100% đối với khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện dưới 50.000 kWh/tháng sẽ chỉ ghi điện một ngày vào cuối mỗi tháng.Việc này giúp khách hàng dễ nhớ ngày ghi chỉ số, ngày thanh toán tiền điện cũng như thuận lợi cho các khách hàng là doanh nghiệp thực hiện đúng quy định kỳ kế toán tháng là một tháng tính từ đầu ngày 1 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Đến nay, EVNHCMC đã hoàn tất việc chuyển lịch ghi chỉ số về cuối hàng tháng cho gần 2 triệu khách hàng; số còn lại sẽ thực hiện trong thời gian tới. Riêng trong tháng 8/2023, EVNHCMC đã triển khai thay đổi ngày ghi điện về cuối tháng cho hơn 400.000 khách hàng thuộc các phiên ghi điện cũ (ghi từ ngày 3 đến ngày 25 hàng tháng) nên ngày sử dụng điện trong kỳ hóa đơn tháng 8/2023 đối với khách hàng này đã tăng thêm tương ứng với lịch phát hành hóa đơn và kỳ hạn thanh toán cũng dời về đầu tháng 9/2023.
Ông Bùi Trung Kiên cho biết, trước khi thực hiện thay đổi ngày ghi chỉ số, EVNHCMC đã thực hiện thông báo đến khách hàng về thời gian thực hiện cụ thể và đã giải thích chi tiết các thay đổi về sản lượng điện tiêu thụ và tiền điện trong tháng.Hình thức thông báo là tin nhắn trực tiếp qua ứng dụng Chăm sóc khách hàng và ứng dụng Zalo; đồng thời, EVNHCMC cũng đã thông báo đến UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để hỗ trợ thông tin đến người dân.
Tương ứng với số ngày sử dụng điện tăng, ngành điện thành phố đã điều chỉnh định mức bậc thang đối với khách hàng sinh hoạt để đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng điện. Việc tính toán tiền điện như vậy đảm bảo tuân thủ đúng Thông tư số 16/2014/TT-BCT, thông tư 09/2023/TT-BCT và quyết định về biểu giá hiện hành của Bộ Công thương.
Theo ông Kiên, việc thay đổi phiên ghi điện được thực hiện đối với một số lượng lớn hộ dân, không tránh khỏi đã gây ra những bất tiện đối với một số hộ, chủ yếu vì người dân chưa nắm được cách tính tiền và ghi điện mới.Trường hợp người dân có thắc mắc, có thể liên hệ tổng đài 1900545454, ứng dụng chăm sóc khách hàng EVNHCMC, fanpage EVNHCM trên mạng xã hội Facebook hoặc ứng dụng Zalo để các công ty điện lực địa phương liên hệ trực tiếp, giải đáp từng ý kiến thắc mắc của người dân.
Đối với kế hoạch xây dựng đường sắt xuyên tâm từ ga Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua, trong báo cáo đầu kỳ về quy hoạch đường sắt đầu mối khu vực Tp. Hồ Chí Minh được Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải phía Nam gửi Cục Đường sắt Việt Nam có đề xuất thực hiện tuyến đường sắt xuyên tâm này. Theo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, trong quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam, đường sắt quốc gia đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng được định hướng chuyển thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (đi theo hướng song hành với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành về ga Thủ Thiêm, có hướng chuyển từ Đồng Nai về ga An Bình, thành phố Dĩ An, Bình Dương).Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chung của Tp. Hồ Chí Minh đến 2040, tầm nhìn 2060, Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã báo cáo đề xuất với UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho chuyển luôn đoạn An Bình (Sóng Thần) - Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt đô thị để kết hợp chỉnh trang đô thị, phát triển TOD (mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng).Đề xuất này cơ bản đã được Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất, giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố nghiên cứu để cập nhật vào quy hoạch chung của thành phố.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo cáo đầu kỳ quy hoạch đường sắt khu vực đầu mối Tp. Hồ Chí Minh của Cục Đường sắt Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 8 vừa qua, Cục Đường sắt Việt Nam đã nêu quan điểm chưa thống nhất đề xuất xây dựng tuyến đường sắt từ ga Bình Triệu – Sài Gòn – Tân Kiên của Sở Giao thông Vận tải Thành phố cũng như đề xuất phương án chạy tàu đường sắt quốc gia dạng xuyên tâm.Sau cuộc họp, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường sắt Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ về đề xuất này để gửi các địa phương; trong đó, có Tp. Hồ Chí Minh nhằm lấy ý kiến chính thức.
Về dự kiến thực hiện 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội Khóa XV ban hành về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã có Công văn số 9909/SGTVT-KH báo cáo, trình Ủy ban nhân dân thành phố về cơ sở lựa chọn và đề xuất danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng BOT (trước mắt xác định 5 dự án), trong đó kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, ban hành Danh mục dự án tại kỳ họp chuyên đề dự kiến trong tháng 9/2023. Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh đề xuất danh mục dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải mời gọi đầu tư theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; trong đó, có 5 dự án giao thông BOT theo đề xuất.Hiện nay, có Tổng Công ty xây dựng Số 1 - CTCP (CC1) và Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đang quan tâm, nghiên cứu các dự án này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Thu hồi lỗ của EVN qua giá điện là đúng luật
10:41' - 05/09/2023
Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông tin giải thích về đề xuất liên quan đến việc hạch toán khoản lỗ (chênh lệch tỷ giá, lỗ kinh doanh…) vào giá điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương không quy định trách nhiệm trong điều chỉnh giá điện
21:20' - 31/08/2023
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương không quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện xem xét kiểm tra giám sát đối với báo cáo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Điện lực: Tư nhân được làm truyền tải, xóa bỏ bù chéo giá điện
13:46' - 30/08/2023
Công Thương vừa có tờ trình 4999/TTr-BCT đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) gửi Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.