Tp Hồ Chí Minh tối ưu hóa công nghệ để hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp và người lao động
Ngày 21/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh do bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, đã có buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, Nghị quyết 154, Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19.
Đây là dịp để các đại biểu Quốc hội lắng nghe, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương và thành phố; làm cơ sở để Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân Thành phố tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để các chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống, mang lại kết quả như mục tiêu đã đề ra.
Theo các sở, ngành được giám sát gồm: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố, Sở Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Cục Thuế và Ngân hàng Chính sách Thành phố Hồ Chí Minh, công tác phòng, chống dịch và giải quyết các vấn đề liên quan từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã được chú trọng, tăng cường.
Lãnh đạo các sở, ngành cũng chia sẻ, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân, người lao động trực thuộc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhất là các lĩnh vực giáo dục tư thục, ngoài công lập, văn hóa, thể dục thể thao, tiểu thương, hộ kinh doanh… đã phải tạm ngừng việc, nghỉ việc.
Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố, do biến động liên tục của dịch bệnh, 6 tháng đầu năm 2021 không có khách quốc tế mới đến thành phố; khách du lịch nội địa ước đạt hơn 7,7 triệu lượt, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu từ khách du lịch ước đạt hơn 38.200 tỷ đồng, giảm 43% so với năm 2019.
Bà Hiếu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, 75 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với gần 2.000 người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ; 72 công ty lữ hành và 1.635 hướng dẫn viên được hưởng chính sách giảm phí, lệ phí; 10/50 doanh nghiệp (lữ hành, cơ sở lưu trú) được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay; 1.250/gần 5.000 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố được hỗ trợ giảm giá bán điện đợt 1, đợt 2 và 530 hướng dẫn viên du lịch được hỗ trợ gần 2 tỷ đồng.
Tương tự, các đạo diễn, diễn viên, vận động viên ngành văn hóa, thể thao; các giáo viên ở các trường tư thục, ngoài công lập của ngành giáo dục; các tiểu thương, hộ kinh doanh ở các chợ truyền thống cũng nhận được hỗ trợ từ các gói chính sách của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố...
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cho biết, một số quận, huyện do kinh phí được cấp còn chậm nên vẫn còn nhiều người chưa nhận được trợ cấp.
“Nhiều quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục ngoài công lập do không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không mua bảo hiểm xã hội tự nguyện, do vậy chưa đủ điều kiện để được nhận trợ cấp theo nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân Thành phố nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn”, ông Nam chia sẻ.
Ông Nam cũng cho biết thêm, do có nhiều văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý từ Trung ương đến Thành phố về chế độ hỗ trợ người dân trong đại dịch và trong các đợt bùng phát dịch; nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ với nhiều tiêu chí, điều kiện khác nhau… nên việc rà soát, lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sách ở một số trường, địa phương còn mất nhiều thời gian, ảnh hưởng phần nào đến tiến độ công việc.
Cùng quan điểm, ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố cũng kiến nghị đến các cấp, các ngành có thẩm quyền ban hành cơ chế hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập; miễn giảm thuế; có chế độ hỗ trợ thêm đối với viên chức hoạt động nghệ thuật làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời kiến nghị Trung ương bổ sung đối tượng được hỗ trợ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cho các chức danh nghề nghiệp có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn như phục vụ, hậu đài, di sản viên hạng IV…; bổ sung chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục cao đẳng đang gặp khó khăn bởi đại dịch.
Đối với ngành du lịch, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu đề xuất các cấp, ngành liên quan xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động. Các ngành chức năng cần xem xét kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 (theo Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020).
Đối với Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Hiếu kiến nghị tiếp tục hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3; triển khai nhanh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch quốc gia đi vào thực tế; xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực du lịch trong tình hình mới.
Sở Du lịch cũng kiến nghị thành phố hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch, giữ chân lực lượng này trong điều kiện bị tác động bởi dịch COVID-19...
Tại cuộc giám sát, các đại biểu Quốc hội đã trao đổi thẳng thắn, cụ thể những mặt được và chưa được trong việc thực hiện các nghị quyết, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19; về những tác động của đại dịch COVID-19 đối với các đối tượng thuộc các sở, ngành quản lý; về việc tăng cường hỗ trợ cho thương nhân chợ truyền thống; sửa chữa trường học sau khi trưng dụng làm cơ sở y tế, hay xem xét cộng điểm cho thí sinh trong phòng thi có ca mắc COVID-19…
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Diệu Thúy đề nghị các sở, ngành liên quan cần tách bạch đề xuất những chính sách thuộc thẩm quyền của thành phố và Trung ương để giải quyết, hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng. Các sở, ngành có liên quan và hệ thống ở cơ sở cần nắm chắc, rà soát, không để sót, lọt và không chi sai đối tượng; cần vận động: ai có thể tự lo được cho mình thì nhường phần đó lại để hỗ trợ cho người khó khăn hơn.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị các sở, ngành nên có những chiến lược, lộ trình hành động trong thời gian tới, nhất là khi nới lõng giãn cách xã hội; đồng thời ủng hộ việc mở rộng thêm các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời một cách an toàn, nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng của người dân thành phố trong bối cảnh hiện nay.
Ghi nhận hoạt động của các sở, ngành, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại buổi giám sát, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố đánh giá cao các đơn vị đã chủ động trong hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch; tăng cường các hoạt động kết nối để thực hiện tốt nhất các nghị quyết của Chính phủ và Hội đồng nhân dân Thành phố nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị các sở, ngành tiếp tục đẩy nhanh tốc độ giải quyết và chi trả cho những trường hợp đủ điều kiện; tối ưu hóa sử dụng công nghệ thông tin để giải quyết các hồ sơ có liên quan đến các đối tượng, doanh nghiệp được hỗ trợ.
Các sở, ngành cần đeo bám các cơ quan Trung ương, quan tâm giải quyết sớm các thủ tục, hồ sơ khó khăn, vướng mắc, nhất là những doanh nghiệp mong muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ để vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh mở cửa hoạt động thương mại với tiêu chí an toàn
14:58' - 21/09/2021
Từ giữa tháng 9/2021 đến nay, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đã và đang từng bước mở lại hoạt động giao dịch, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo đời sống an sinh xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Bàn giao 110 tấn nông sản của tỉnh Tuyên Quang tặng nhân dân Tp Hồ Chí Minh
12:33' - 21/09/2021
Thành phố Hồ Chí Minh sáng 21/9 đã tiếp nhận, bàn giao 110 tấn nông sản của tỉnh Tuyên Quang ủng hộ nhân dân Thành phố gặp khó khăn do dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh triển khai gói hỗ trợ thứ 3 với tổng kinh phí 7.300 tỷ đồng
07:50' - 21/09/2021
Gói hỗ trợ thứ 3 với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người sẽ được triển khai theo nguyên tắc tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động gặp khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải
16:06' - 20/09/2021
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Phiên chất vấn dân chủ, thẳng thắn, phản ánh nguyện vọng của cử tri
15:53'
Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, thu hút được sự quan tâm của cử tri và nhân dân cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng 60.000 trường hợp nhường đất phục vụ 1.300 dự án ở Đồng Nai
15:44'
Theo thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, trong giai đoạn từ 2007 - 2022, tỉnh đã thu hồi khoảng 18.000 ha đất của hơn 60.000 tổ chức, cá nhân để triển khai trên 1.300 dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh và Nhật Bản
15:42'
Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tiếp thu góp ý, hiến kế của các doanh nghiệp Nhật Bản cho quá trình xây dựng và phát triển Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Lực cản khiến doanh nghiệp Ninh Thuận gặp khó
15:21'
Dù tỉnh Ninh Thuận luôn tích cực đồng hành, có giải pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động của các doanh nghiệp tại tỉnh không khả quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang thu hút hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư, gấp 2 lần so với cùng kỳ
15:03'
Năm tháng đầu năm nay, tỉnh Bắc Giang thu hút gần 1,04 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, cấp mới 21 dự án FDI, vốn đăng ký trên 952 triệu USD; điều chỉnh 11 dự án FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cử tri đánh giá thế nào về phần chất vấn hạ tầng giao thông?
15:00'
Cử tri tỉnh Hậu Giang đánh giá nội dung chất vấn của các đại biểu Quốc hội và phần trả lời của Bộ trưởng Giao thông vận tải về hạ tầng giao thông thẳng thắn và đúng trọng tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 8/6, nhiều quy định mới về đăng kiểm chính thức có hiệu lực
14:26'
Ngày 8/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bộ các giải pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải
14:24'
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong phiên chất vấn đã có 112 đại biểu Quốc hội đăng kí chất vấn, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi và 17 đại biểu tranh luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức giao thông đồng bộ giữa 2 đoạn tuyến Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Hòa Liên
14:05'
Bộ GTVT yêu cầu đánh giá phương án tổ chức giao thông đảm bảo tính đồng bộ giữa 2 đoạn tuyến Cam Lộ đi Hòa Liên, phù hợp thực tế lưu thông của phương tiện và nâng cao năng lực khai thác.