TPP đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa
Nhằm đi trước đón đầu những cơ hội và thách thức từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang lên chiến lược kinh doanh tạo lợi thế cạnh tranh.
Thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn
Nguyên tắc chung của TPP là đưa thuế nhập khẩu về 0% đối với tất cả dòng thuế. Với một số ít dòng thuế nhạy cảm nhất, có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc hình thức giảm thuế đáng kể, với điều kiện là phải được cả 11 nước còn lại chấp nhận.
Mặt khác, các nước TPP với 800 triệu dân đang chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản... sẽ hình thành chuỗi cung ứng mới. Vì vậy, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam và các nước có được cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới này.
Ông Chu Tiến Dũng, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (CNS), nhận định: Việt Nam tham gia TPP sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh giữa CNS với doanh nghiệp đến từ các nước không là thành viên của TPP.
Điển hình, đối với thị trường xuất khẩu sẽ có nhiều thuận lợi hơn, khi nhiều thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam như Mỹ , Canada , Nhật Bản... giảm thuế về 0%.
Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các đối tác tiềm năng, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 4 - 5% GDP và 6 - 7% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia, đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu. Hiện nay, thủy sản Việt Nam có mặt tại 165 thị trường và đặt mục tiêu đạt trên 7 tỷ USD trong năm 2016.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam , cho rằng: Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) sẽ giúp thủy sản Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập hơn nữa vào những thị trường xuất khẩu. Điển hình, khi TPP có hiệu lực thì mặt hàng tôm của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các nước như Argentina, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Ecuado.
Tương tự, FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt Nam so với các nước Argentina , Ấn Độ...
Dưới góc độ doanh nghiệp tư nhân, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, chia sẻ: TPP tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường cạnh tranh bình đẳng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường ở khu vực Nam Mỹ như Chile, Mexico...
Với khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ, Tập đoàn Hoa Sen sẽ gia tăng được lợi thế cạnh tranh. Theo đó, TPP là thời cơ lớn để doanh nghiệp phát huy sức mạnh sức, nâng cao năng lự cạnh tranh, vươn ra các thị trường xuất khẩu.
Yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa
Mặc dù nhận định là TPP nói riêng và các FTA nói chung, sẽ tạo nên "cú huých" lớn cho xuất khẩu Việt Nam cũng như cơ hội mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nhưng các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng nhấn mạnh về các thách thức trong hội nhập.
Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực chuyển mình, thay đổi để đáp ứng những quy định ngày càng cao của thị trường xuất khấu như an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trách nhiệm môi trường và bảo vệ nguồn lợi...
Cụ thể, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ đòi hỏi một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt, mới có thể tận dụng được sự ưu đãi về thuế quan.
Nhằm tận dụng được cơ hội khi TPP có hiệu lực vào năm 2018, ông Mai Hoài Anh, Giám đốc điều hành hoạt động Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, hiện nay, Vinamilk đã và đang chuẩn bị các chiến lược mới để thâm nhập và phát triển thị trường tại các nước thành viên TPP.
Trong đó, Vinamilk xác định đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh, trước tiên cần đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm, công nghệ, dây chuyền sản xuất theo các tiêu chuẩn ngang bằng với tiêu chuẩn các nước phát triển.
Bên cạnh đó, Vinamilk đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường các nước TPP; đồng thời linh hoạt thực hiện các đơn hàng nhỏ để thiết lập nền tảng kinh doanh, đưa hàng hóa tiến vào các thị trường tiềm năng.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, ông Đoàn Văn Lục, Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Cao su Liên Anh, nhận định: Đối với ngành cao su, giá xuất khẩu cao su của Việt Nam cạnh tranh hơn một số nước khác, nhưng về chất lượng thì chưa bằng, do giống cây, kỹ thuật trồng cũng như công tác thu mua, quy hoạch còn hạn chế.
Vì vậy, Bộ Công Thương cần phổ biến đến doanh nghiệp nhiều hơn về chính sách quy định và rào cản kỹ thuật cho nhập mủ cao su của các nước TPP. Đặc biệt, các ban, ngành cần xem xét xây dựng mô hình liên kết 3 nhà gồm: nhà nông, nhà sản xuất và ngân hàng để hỗ trợ ngành cao su.
Đánh giá về tác động TPP, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, tác động của hội nhập cũng sẽ khác nhau ở các ngành khác nhau. Các ngành hàng của Việt Nam được hưởng lợi thế nhiều có thể kể đến là hàng nội thất, túi xách, da giày, may mặc, một số mặt hàng nông nghiệp...
Còn những ngành kém lợi thế sẽ bị cạnh tranh ở nhiều mức độ khác nhau. Tương tự, các doanh nghiệp có đủ năng lực, sản phẩm chất lượng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sẽ khai thác hiệu quả các lợi thế từ TPP. Riêng những đơn vị sản xuất, kinh doanh yếu kém sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh và mở rộng thị trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giới thiệu Cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp về TPP đầu tiên tại Việt Nam
14:50' - 14/04/2016
Cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp về TPP là tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể về các nội dung cốt lõi của TPP cho doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
TPP sẽ tạo ra cơ hội và thách thức trong kinh doanh tại Việt Nam
17:03' - 08/04/2016
TPP và các FTA khác khi có hiệu lực sẽ tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đây là những yếu tố bên ngoài thuận lợi cho kinh tế Việt Nam.
-
DN cần biết
TPP quy định những ngoại lệ không áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi
08:22' - 04/04/2016
“Từ sợi trở đi” là quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong TPP, hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn”.
-
Chuyển động DN
Tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ TPP cao và tiếp tục tăng
20:49' - 15/03/2016
Doanh nghiệp lạc quan về TPP, tỷ lệ doanh nghiệp ủng hộ TPP cao và đang tăng lên. Chúng ta có lý do để lạc quan là doanh nghiệp sẵn sàng về tinh thần cho TPP.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
20:28' - 24/04/2025
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
-
DN cần biết
Tổng thống Mỹ xem xét miễn trừ thuế quan đối với các nhà sản xuất ô tô
13:03' - 24/04/2025
Quyết định này được đưa ra sau nhiều tuần vận động hành lang tích cực từ các lãnh đạo ngành công nghiệp.
-
DN cần biết
Các doanh nghiệp bưu chính chuyển phát hoạt động xuyên lễ 30/4 - 1/5
10:04' - 23/04/2025
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, nhiều doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát vẫn tổ chức phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp xuyên kỳ nghỉ lễ.
-
DN cần biết
Việt Nam - Lào hướng tới quan hệ thương mại hiệu quả, bền vững
08:49' - 23/04/2025
4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 112,6% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua Lào đạt 466,8 triệu USD, tăng 150,8% so với cùng kỳ 2024.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng đầu tư kinh doanh vào Chile và Nam Mỹ
16:37' - 22/04/2025
Chile và Nam Mỹ là khu vực thị trường rộng lớn, nhiều dư dịa để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, kinh doanh cũng như hợp tác phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tiếp tục cắt giảm thuế nhiên liệu
16:08' - 22/04/2025
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết quyết định giảm một phần mức ưu đãi thuế được đưa ra sau khi cân nhắc các yếu tố như diễn biến gần đây của giá dầu mỏ, tình hình lạm phát và tác động đến tài chính công.
-
DN cần biết
Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sẵn sàng cho thách thức và cơ hội mới
21:04' - 21/04/2025
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng, khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, lấy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường duy nhất để đưa đất nước đi lên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Bình Dương vẫn "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao
15:16' - 19/04/2025
Ngày 19/4, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Ngày hội việc làm – TDMU Job Fair 2025, quy tụ hơn 50 doanh nghiệp với trên 1.000 vị trí tuyển dụng, thu hút hơn 3.000 sinh viên tham dự.
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.