TPP mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu thịt bò Canada
Theo các chuyên gia kinh tế Canada, xuất khẩu thịt bò đóng vai trò thiết yếu trong ngành sản xuất thịt bò khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt đối với Canada. Phần lớn lượng mặt hàng xuất khẩu này hướng lên phía Nam, nhắm tới các khách hàng Mỹ, nhưng cũng phụ thuộc vào các thị trường chủ chốt tại châu Á.
Trước khi ngành sản xuất thịt bò của Australia giảm sản lượng, những nhà nhập khẩu Nhật Bản đã liên tục dự trữ mặt hàng này, hưởng lợi từ mức thuế nhập khẩu thấp nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật - Australia và đồng AUD yếu. Vì thế, kho thịt bò đông lạnh của Nhật Bản vẫn còn nhiều.
Ngược lại, thịt bò Mỹ và Canada vào thị trường Nhật Bản đang phải chịu mức thuế cao tới 38,5%. Vì vậy, việc hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành công nghiệp bò thịt của Bắc Mỹ.
Hiệp định này sẽ giúp hạ thấp mức thuế nhập khẩu thịt bò vào thị trường Nhật Bản và các thị trường thành viên khác trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, điều này sẽ diễn ra từ từ. TPP cần được Quốc hội các nước phê chuẩn và ở Canada, việc phê chuẩn có vẻ dễ dàng hơn ở Mỹ.
Bởi TPP sẽ là “quả bóng chính trị” được các ứng cử viên Tổng thống của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ triệt để sử dụng nhằm thu hút phiếu của cử tri. Bà Hillary Clinton, ứng cử viên sáng giá của đảng Dân chủ, từng ủng hộ TPP nhưng gần đây lại thay đổi quan điểm.
Sự phản đối này của bà sẽ gây khó cho nỗ lực vận động Quốc hội phê chuẩn hiệp định TPP của chính quyền Mỹ. Điều này làm tăng khả năng Quốc hội Mỹ có thể không bỏ phiếu thông qua TPP cho tới sau kỳ bầu cử vào đầu năm 2016.
Thậm chí nếu Quốc hội Mỹ và Canada thông qua TPP, ngành nông nghiệp và sản xuất bò thịt của Mỹ cũng không thể hưởng lợi trước năm 2017.
Việc triển khai TPP ảnh hưởng rất lớn đối với ngành nông nghiệp Mỹ, khi tổng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu nông sản tới 11 quốc gia thành viên khác trong năm 2014 là 63 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ.
Khu vực TPP chiếm 3,9 tỷ USD, tương đương 55% tổng lượng thịt bò xuất khẩu của Mỹ năm 2014.
Thịt bò xuất khẩu sẽ được hưởng lợi nhất từ mức thuế nhập khẩu thấp tại thị trường Nhật Bản và Việt Nam. Nhật Bản sẽ giảm thuế nhập khẩu từ 38,5% xuống 9% trong vòng 15 năm.
Nghĩa vụ trên 74% dòng thuế sẽ được dỡ bỏ và việc giảm thuế trên các dòng thuế còn lại sẽ được giảm dần, bao gồm 77% đối với thịt bò tươi, ướp, và đông lạnh. Tại Việt Nam, thuế nhập khẩu hiện nay cao tới 34%, sẽ được xóa bỏ trong vòng từ 3 - 8 năm.
Thịt bò xuất khẩu của Canada sang Nhật Bản cũng được giảm thuế tương tự. Canada xuất khẩu 1,3 tỷ đô la Canada thịt bò tới các thị trường khối TPP giai đoạn 2012 - 2014.
Phần nhiều trong đó là tới các đối tác trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ đạt khoảng 100 triệu CAD mỗi năm.
TPP sẽ đem lại lợi ích thậm chí còn nhiều hơn cho các nhà xuất khẩu thịt lợn của Canada vì hiện tổng giá trị xuất khẩu thịt lợn của Canada sang Nhật Bản đạt khoảng 1 tỷ CAD mỗi năm.
Tin liên quan
-
Thị trường
TPP và AEC tạo thuận lợi cho thương mại nông lâm thủy sản
16:47' - 27/11/2015
Bên cạnh việc xóa bỏ về cơ bản hàng rào thuế nhập khẩu đối với nông lâm thủy sản, các biện pháp kiểm dịch động thực vật đã tạo thuận lợi hơn cho thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Tận dụng lợi thế TPP, Nhật Bản sẽ thành "cường quốc xuất khẩu mới"
18:52' - 26/11/2015
Theo tài liệu chính sách TPP được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 25/11, nước này sẽ tận dụng lợi thế của TPP để trở thành một "cường quốc xuất khẩu mới".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.