Tranh cãi xung quanh chính sách hạn chế nhập cư mới của Australia
Bài viết mở đầu bằng thông tin Chính phủ Australia sẽ giới hạn số lượng trần nhập cư ở mức 160.000 người trong vòng bốn năm tới và dự kiến cấp 23.000 thị thực mới cho người lao động có kỹ năng, đi kèm điều kiện thường trú ba năm tại các vùng nông thôn, xa trung tâm.
Thủ tướng Scott Morrison ngày 20/3 công bố kế hoạch dân số quốc gia tương lai, trong đó số lượng người nhập cư vĩnh viễn được giữ nguyên so với năm trước và giới thiệu hai loại thị thực khu vực mới cho người lao động có kỹ năng.
Dư luận Australia ngay lập tức đã phản ứng với kế hoạch mới của ông Morrison. Giai đoạn 2017-2018, đã có 111.000 người nhập cư có tay nghề và 8.500 nhóm lao động kỹ năng được cấp thị thực việc làm, đi kèm điều kiện thường trú tại các vùng nông thôn, xa trung tâm và không được phép chuyển nơi sinh sống.
Với chính sách dân số mới vừa được ông Morrison công bố, loại thị thực việc làm này sẽ mở rộng phạm vi nhiều hơn và cho phép gia hạn thêm một năm cư trú dựa trên các tiêu chí quy định.
Cuộc bầu cử Liên bang Australia đang ở giai đoạn nóng hổi nhất, dự kiến các cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra đầu tháng Năm tới. Theo tác giả bài viết, hiện cử tri nước này đang rất quan tâm tới tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn và vấn đề di cư, cũng như việc chính phủ đã không đưa ra bất kỳ kế hoạch nào để quản lý người nhập cư.
Mặc dù trong vòng 12 tháng qua, Liên minh Đảng cầm quyền đã chủ trương siết lại chính sách dân số, nhưng kế hoạch được công bố vào tháng 11 năm ngoái của ông Morrison cho thấy không có nhiều sự thay đổi so với các năm trước đó.
Với kế hoạch dân số mới được công bố, mức trần nhập cư đã giảm 30.000 người, nhưng so sánh với năm 2018, đây là hiện trạng thực tế của Australia. Số liệu báo cáo của cơ quan thống kê cho thấy năm 2018 có 162.417 người nhập cư lâu dài vào quốc gia này, giảm 10% so với năm trước đó.
Bất chấp các nỗ lực của chính phủ, giới kinh doanh đã lên tiếng chỉ trích động thái hạn chế người nhập cư mới. Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia, James Pearson, mô tả những thay đổi của chính sách thể hiện “mục tiêu kinh tế của riêng chính phủ”.
Bài viết cũng đề cập tới một điểm đáng lưu ý khác, đó là thời điểm công bố kế hoạch dân số quốc gia mới vào hôm 20/3, sau chưa đầy một tuần diễn ra vụ tấn công khủng bố tại hai đền thờ Hồi giáo của thành phố Christchurch, New Zealand. Thời điểm này được xem là rất nhạy cảm vì nó làm dấy lên các phản ứng chỉ trích phân biệt chủng tộc và người tị nạn.
Ông Morrison đã cố gắng xoa dịu tình hình, khi tuyên bố dân số là một vấn đề thực tế và không nên bị “lái” sang các cuộc tranh luận khác về chủng tộc, lòng khoan dung hay các vấn đề khác nữa. Thủ tướng cho biết ông hoàn toàn từ chối “bất kỳ nỗ lực nào cố gắng và tìm cách đẩy những vấn đề thực tế quan trọng của người dân Australia vào các vấn đề khác, chỉ nhằm mục đích tìm cách chia rẽ”.
Trái ngược với những rắc rối mà thời điểm công bố gây ra cho chính phủ liên minh, kế hoạch dân số mới đã đem tới những lợi thế nhất định cho ứng cử viên Thủ hiến bang New South Wales của Đảng Tự do, Gladys Berejiklian, người đã ủng hộ việc hạ thấp tỷ lệ nhập cư, trong cuộc bỏ phiếu vào thứ Bảy tới.
Theo kết quả thăm dò vào tháng 9/2018 của Công ty nghiên cứu thị trường và giải pháp truyền thông ReachTel, gần 63% người dân thành phố Sydney (bang New South Wales) ủng hộ chính sách hạn chế người nhập cư được phép cư trú tại các thành phố lớn nhất của Australia.
Vấn đề người nhập cư vốn luôn là đề tài gây tranh cãi trong nội bộ nền chính trị "xứ Chuột túi". Nhìn lại vấn đề này trong suốt năm vừa qua, có thể nhận thấy những nỗ lực thắt chặt số lượng người nhập cư, do Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton và cựu Thủ tướng Tony Abbott chủ trương, đã được thúc đẩy liên tục. Nhưng ông Morrison, trước khi nhậm chức Thủ tướng Australia, là người đứng về phe phản đối kế hoạch này.
Tháng 2/2018, ông Abbott công khai ủng hộ mục tiêu sửa đổi hạn mức nhập cư xuống còn 110.000 người/năm. Ông Morrison, tại thời điểm còn là Bộ trưởng Ngân khố, đã phản ứng bằng cảnh báo việc cắt giảm đáng kể số người nhập cư sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách quốc gia lên đến hàng tỷ đôla Australia. Sau những tranh cãi nội bộ, chính phủ lúc đó quyết định mức trần 160.000 là hợp lý và không gây ra các tác động tài chính./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Australia tăng mức phạt với doanh nghiệp vi phạm quyền riêng tư
17:15' - 24/03/2019
Australia thông báo sẽ tăng mức phạt đối với những “gã khổng lồ” công nghệ như Google và Facebook nếu vi phạm pháp luật về quyền riêng tư.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc đua tìm nguồn tài trợ trong bầu cử liên bang Australia
05:30' - 24/03/2019
Khả năng thất bại của Liên đảng Tự do/Quốc gia trong cuộc bầu cử liên bang sắp tới không chỉ do tỷ lệ ủng hộ của cử tri suy giảm mà còn do thiếu nguồn tài trợ tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Australia không kiếm được đủ tiền từ công việc chính
06:05' - 23/03/2019
Báo cáo của ACTU cho rằng người dân không có đủ giờ làm và không kiếm được đủ tiền từ công việc chính, vì vậy buộc phải làm thêm các công việc tạm thời, bán thời gian không an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
CEPA giúp thắt chặt quan hệ hợp tác Indonesia- Australia
05:30' - 21/03/2019
Tác giả Kornelius Purba nhận định Indonesia và Australia dường như đang tận hưởng “tuần trăng mật” thứ hai sau khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) tại Jakarta ngày 4/3/2019.
-
Kinh tế Thế giới
“Góc khuất” đằng sau Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia – Australia
05:30' - 16/03/2019
Giới học giả cho rằng nội dung của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia chưa được công bố và có khả năng những chi phí cùng lợi ích của hiệp định sẽ không được đánh giá chính xác.
-
Chuyển động DN
Huawei được cấp phép xây trạm điện thoại di động ở Perth, Australia
19:49' - 14/03/2019
Chính quyền bang Tây Australia đã cho phép Huawei tiếp tục thực hiện hợp đồng trị giá 205 triệu USD xây dựng một mạng lưới các trạm điện thoại di động dọc theo các tuyến tàu hỏa ở thủ phủ Perth.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.