Tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển mới
Bước sang năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam có thể tiếp tục đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở và sự mất cân đối nguồn cung khi nhu cầu về hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh cũng nhiều khả năng bị cản trở bởi khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ... Bên cạnh những dự đoán không mấy lạc quan về tình hình kinh tế thì niềm tin từ chính những người đồng hành, kề vai sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp chưa khi nào giảm sút. * Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trong bối cảnh như hiện nay, chỉ cần dịch bệnh được kiểm soát tốt thì mọi thứ sẽ ổn. Doanh nghiệp lúc nào cũng mong muốn có môi trường kinh doanh ổn định với những chính sách điều hành kinh tế nhất quán và càng ngày càng được hoàn thiện theo hướng tốt lên. Sự ổn định chính là nền tảng cơ bản giúp các doanh nghiệp phát triển và vươn lên; đặc biệt là với những doanh nghiệp chịu thiệt hại và bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19. Tới đây, họ sẽ có thể tranh thủ nắm bắt các cơ hội phát triển mới do chính những biến động của COVID tạo ra, nhRắm tới việc nâng cao được vị trí và tầm quan trọng của mình trong chuỗi giá trị ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Để làm được điều này thì câu chuyện đầu tiên vẫn là thể chế. Chúng ta mới chỉ quan tâm tới việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau giai đoạn "ốm đau", kiệt quệ nhưng để mạnh lên, để phát triển thì cần một thể chế được thiết kế tốt. Rất mừng là trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế mà Chính phủ và Quốc hội đang thảo luận thì việc xây dựng và cải cách thể chế đã rất được quan tâm, chú trọng. Đây được xem là một chương trình để đồng bộ với các chương trình khác như y tế, an sinh xã hội hay hỗ trợ phát triển... Đã có nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng: "Cho tôi một cơ chế tốt còn hơn là cho tôi tất cả mọi ưu đãi". Những ưu đãi, hỗ trợ là giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh trong một giai đoạn nhất định, nhưng để phát triển theo hướng bền vững thì cải cách thể chế vẫn là sự quan tâm số một. Chỉ có một thể chế thuận lợi thì các doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp mới thành lập sẽ có thể phát triển tốt hơn; khuyến khích các doanh mới thành lập thêm và thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế cũng chính là nguồn tài nguyên mà chúng ta có thể khai thác. Nên coi thể chế là nguồn lực do con người, do hệ thống chính trị tạo ra để xây dựng và phát triển. Kiến tạo được một thể chế tốt, chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều khả năng để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như các khu vực kinh tế khác. Bởi dư địa phát triển của nền kinh tế Việt Nam là vô cùng lớn. Nếu nói rằng, để Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển sau này thì rõ ràng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước cộng với thị trường xuất khẩu hay như nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng... sẽ tạo ra một thị trường dự kiến hàng chục nghìn tỷ đô la Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần khai thác những cơ hội ấy thôi và các nhà đầu tư nước ngoài vào đây thôi là chúng ta có thể bùng nổ và phát triển. Nhưng muốn bùng nổ được thì phải có thể chế tốt. Có thể chế tốt, tự xã hội sẽ điều tiết được tất cả. Khi doanh nghiệp phát triển, nếu cần nhân lực như thế nào thì thị trường sẽ đáp ứng ngay nhu cầu ấy. Nhà nước cần tạo ra khung thể chế với tư duy phát triển chiến lược và tư duy tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì Việt Nam sẽ thành công. * Bà Lê Thị Hương Giang, Tổng giám đốc, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tin học An Phát Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của An Phát Computer; đặc biệt là trong năm 2021. Đối diện với những thách thức như hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, chuỗi cung ứng sản phẩm đầu vào bị thiếu hụt; thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển tăng cao... các điểm bán hàng của An Phát đã buộc phải đóng cửa và khách hàng không thể đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Trước những khó khăn của thị trường, An Phát đã thay đổi chiến lược kinh doanh từ bán hàng trực tiếp sang phương thức bán hàng online và bán hàng qua sàn thương mại điện tử. An Phát đã ký hợp đồng với một số đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để có thể chuyển hàng an toàn và nhanh chóng nhất đến với khách hàng. Đồng thời, bố trí nhân sự luân phiên làm việc online, trực tổng đài hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng và vẫn đảm bảo giãn cách an toàn theo chỉ thị của Chính phủ. Cũng để hỗ trợ khách hàng tốt nhất, An Phát đã giảm chi phí vận chuyển cho khách; đồng thời, dự trữ hàng hóa nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa dịch. An Phát cũng triển khai rất nhiều chương trình trợ giá online để thể hiện sự đồng hành cùng khách hàng trong mùa dịch. Bước sang giai đoạn bình thường mới, An Phát luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ công nhân viên cả tuyến trước và tuyến sau luôn thực hiện nghiêm túc quy định 5K; tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch, kiểm tra nhiệt độ với những khách hàng đến mua hàng trực tiếp; đồng thời, giám sát chặt việc khai báo y tế. Sang năm mới 2022, An Phát sẽ tiếp tục thúc đẩy việc bán hàng online với nhiều ưu đãi để khách hàng không cần phải đến cửa hàng mà vẫn được phục vụ tốt nhất. An Phát cũng đã lên kế hoạch làm việc với các hãng sản xuất, hãng vận chuyển và nhà phân phối để đảm bảo lượng hàng luôn phong phú, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong bối cảnh mới khi toàn xã hội xác định tâm lý "sống chung" cùng dịch bệnh. Chúng tôi cũng tiếp tục tập trung thay đổi quy trình kinh doanh, quy trình phục vụ và xây dựng hệ thống "phòng thủ" để thích nghi và phát triển trên tinh thần giữ vững sự ổn định, tăng trưởng và bền vững.
* Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn và duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường. Song đáng mừng là các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản… đã mở cửa trở lại. Do đó, VITAS xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo một số kịch bản. Cụ thể, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, các doanh nghiệp sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 từ 42,5 – 43,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sẽ đạt mức trung bình từ 40 – 41 tỷ USD. Nếu trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức thấp nhất từ 38 – 39 tỷ USD. * Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) Dịch COVID-19 là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics. Đã có khoảng 60% doanh nghiệp dịch vụ logistics bị thu hẹp sản xuất và giảm mạnh doanh thu trong năm 2021. Cùng với đó là tình trạng ngưng trệ chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông và vận chuyển hàng hóa trong nước; đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, do không thống nhất quy định chống dịch giữa các địa phương khiến gia tăng chi phí logistics. Thêm nữa, hoạt động sản xuất bị gián đoạn, thiếu lao động dịch vụ. Sức khỏe, tinh thần và năng suất của người lao động bị tác động nặng nề; thương mại quốc tế bất định, khó lường; vận tải đường biển với giá cước tăng vọt; ứng dụng công nghệ thông tin thấp và những hạn chế trong việc tiếp cận vaccine của người lao động làm dịch vụ logistics. Tuy nhiên, từ những khó khăn của đại dịch COVID-19 cũng tạo nên những cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành, như khi vận tải biển gặp nhiều khó khăn thì lại khiến dịch vụ logistics vận tải hàng không và đường sắt được hưởng lợi...
Chính điều này đã tạo nên sự bùng nổ về thị trường vận tải hàng không từ đầu năm 2021 đến nay, dẫn đến sự tăng trưởng hàng quốc tế tại Việt Nam tới 20% so với năm 2020 và tăng 19% so với năm 2019. Một số hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways đã chủ động chuyển máy bay chở khách sang chở hàng hóa nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới bằng cách cho các công ty logistics thuê nguyên chuyến hoặc thuê kết hợp. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã bắt đầu khai thác các tuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng hóa container qua Trung Quốc để đi đến Nga và một số nước EU. Bước sang năm 2022 và chuẩn bị cho hành trang phát triển của nhiều năm sắp tới, các doanh nghiệp ngành logistics đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, chủ động đổi mới mô hình hoạt động... và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh; giúp họ nắm bắt cơ hội chuyển đổi, phục hồi chuỗi cung ứng và phát triển bền vững ngành logistics. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kỳ vọng Chính phủ sẽ tăng cường gói hỗ trợ tài chính như tiếp tục giảm thuế, chi phí; đặc biệt, đề nghị không áp dụng các chính sách làm tăng chi phí logistics, như chi phí vận tải, giá nhiên liệu, phí và các lệ phí có liên quan khác…; đồng thời, sớm có giải pháp để giảm giá cước, giảm phụ phí hàng hải và chi phí logistics nói chung./.
- Từ khóa :
- Vietnam Airlines
- Vietjet
- Bamboo Airways
- logistics
- dệt may
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số để doanh nghiệp trụ vững và phát triển
20:58' - 31/12/2021
Theo các chuyên gia, để khôi phục và ổn định sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tăng cường sử dụng công nghệ số để có thể trụ vững và phát triển.
-
Doanh nghiệp
Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội tăng M&A
16:06' - 31/12/2021
Trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A), các doanh nghiệp Việt Nam trong vai trò bên mua đang dần cân bằng vị thế cho thấy sức sống và sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ nội địa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là “trái tim” của nền kinh tế
12:29' - 31/12/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa dự Đại hội đại biểu toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với chủ đề “Doanh nghiệp vững mạnh – Quốc gia thịnh vượng”.
-
Doanh nghiệp
Tiến tới thành lập hội đồng doanh nghiệp tại 7 vùng kinh tế trọng điểm
12:20' - 31/12/2021
Với tầm nhìn - sứ mệnh liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp bền vững, văn minh, hội nhập, ngang tầm thế giới, VCCI đặt ra 11 chỉ tiêu cần thực hiện trong nhiệm kỳ mới
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh
20:21'
Hai địa phương đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp Cộng hoà Séc
19:43'
Hiện nay, Cộng hoà Séc là đối tác thương mại lớn thứ 10, nhà đầu tư lớn thứ 13 của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Séc
18:17'
Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Séc, sáng 20/1 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định thúc đẩy nội lực kinh tế trong năm 2025
16:58'
Năm 2025, Bình Định tiếp tục phát huy những tiềm năng lợi thế, thúc đẩy nội lực của nền kinh tế, làm mới, bổ sung các động lực tăng trưởng...
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Thuỵ Sĩ: Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại
16:20'
Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu và ngược lại Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 trong ASEAN của Thuỵ Sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới
15:45'
Phát biểu tại buổi gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu Xuân, Quảng Ninh lạc quan đón dòng du khách quốc tế bằng đường biển
14:46'
Khởi đầu năm 2025, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) dự kiến tiếp đón 11 chuyến tàu biển từ các thương hiệu cao cấp với gần 16.000 khách quốc tế đến tham quan Quảng Ninh trong tháng 1 này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân dự Chương trình Xuân Quê hương của cộng đồng người Việt tại Séc
08:43'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng người Việt Nam tại Séc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
08:42'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới thăm gia đình Việt kiều tiêu biểu tại Cộng hòa Séc.