Trí tuệ nhân tạo và "lỗ hổng" trong xử lý dữ liệu
Những bộ phim khoa học giả tưởng bom tấn của Hollywood cùng những bài báo có xu hướng bi quan đã gieo nên một nỗi sợ hãi mơ hồ nhưng thống nhất về khả năng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning) một ngày nào đó máy móc sẽ thay thế con người.
Nỗi sợ này đã lớn đến mức Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 9/6 đã thống nhất ý kiến về xây dựng một bộ nguyên tắc để quản lý hoạt động sử dụng AI nhằm đảm bảo các công nghệ này tôn trọng luật pháp, nhân quyền và các giá trị dân chủ và không dẫn đến những rủi ro vô lý. Hiểu rõ hơn về những tiềm năng của AI AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin, lập luận để đạt được kết quả gần đúng hoặc được xác định từ trước, và tự sửa lỗi.Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống nhận dạng tiếng nói và nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết. Chúng hiện đang được ứng dụng khá rộng rãi trên nhiều sản phẩm như điện thoại thông minh (smartphone), loa thông minh, camera an ninh hay cao hơn nữa là các máy chủ và các phương tiện tự vận hành.
Khi đề cập đến AI thì không thể không nhắc đến Big Data (Dữ liệu lớn). Đây là thuật ngữ chỉ các tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và phức tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống khó có thể thu thập, quản lý và phân tích đủ nhanh và chính xác.Dữ liệu của Big Data có thể đến từ những nguồn như các trang web, mạng xã hội, thông tin người dùng từ ứng dụng dành cho máy tính hoặc smartphone, báo chí, các loại hình báo cáo, bên cạnh các thiết bị thuộc hệ thống Vạn vật kết nối Internet ( IoT).
Cùng với Big Data, AI có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Như trong vấn đề bảo mật, dữ liệu có thể đến từ video, các thiết bị thuộc IoT và những nguồn khác.Những dữ liệu này sau đó sẽ được AI phân tích nhằm giúp các nhà khai thác chỉ thu thập các dấu hiệu báo động tiềm năng thay vì họ phải tự lọc chúng từ khối lượng dữ liệu đầu vào khổng lồ. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian và tài nguyên đáng kể mà còn tăng hiệu quả và khả năng phản ứng của người vận hành.
AI cũng có thể tìm được điểm tương quan giữa các sự kiện dường như không liên quan đến nhau trên bề mặt hoặc khám phá các mẫu với phạm vi rộng hơn. Ví dụ: một số mẫu giao thông nhất định tại một số vị trí trong thành phố có thể được khớp với các điều kiện bất thường xảy ra không thường xuyên ở các vị trí khác. Các hệ thống AI có thể khám phá những tương quan này và đưa ra dự đoán để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kiểm soát lưu lượng giao thông tại những địa điểm trên. Trong lĩnh vực y học, AI đang được nghiên cứu phát triển để có thể xác định các loại bệnh tiềm ẩn trong các xét nghiệm sàng lọc, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc dự đoán vị trí và chuyển động của các vật thể. AI cũng có thể được tích hợp vào chương trình hỗ trợ trực tuyến để trả lời các câu hỏi, sắp xếp các cuộc hẹn hoặc trợ giúp bệnh nhân thông qua quá trình thanh toán và cung cấp những phản hồi y tế cơ bản. Vấn đề đạo đức trong xử lý dữ liệu Một trong những mối quan tâm lớn nhất liên quan tới AI và Big Data là việc sử dụng dữ liệu có đạo đức. Ví dụ như dữ liệu video, đây là loại hình dữ liệu được thu thập một cách thường xuyên bởi cả các thực thể công cộng và tư nhân để ghi lại hoạt động và địa điểm mà các cá nhân lui tới. Hầu hết việc khai thác dữ liệu này hoàn toàn dành cho mục đích điều tra trong trường hợp khẩn cấp hoặc có mối đe dọa đến an ninh. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm cách sử dụng dữ liệu để thu thập những hiểu biết và thông tin bổ sung về khách hàng tiềm năng, những lỗ hổng liên quan đến lĩnh vực này mới thể hiện rõ ràng. Chỉ riêng trong năm 2018, những vụ bê bối liên quan đến bảo mật dữ liệu người dùng liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Trong đó có thể kể đến những vụ đình đám như khoảng 147 triệu tài khoản Facebook bị ảnh hưởng bởi lỗi bảo mật và mua bán thông tin cá nhân, hay 53 triệu tài khoản Google+ bị lộ thông tin khiến mạng xã hội này buộc phải đóng cửa.Vụ 500 triệu khách hàng của chuỗi khách sạn Marriott bị tin tặc đột nhập vào hệ thống đặt phòng và đánh cắp thông tin là vụ bê bối bảo mật lớn nhất năm vừa qua, cho thấy vấn đề an ninh dữ liệu không chỉ là mối rủi ro của riêng các “đại gia” công nghệ mà là của bất cứ công ty nào trong thời đại số hóa này.
Một vấn đề khác mà AI cũng phải đối mặt là sự thiên vị trong cách xử lý dữ liệu. Mặc dù các thuật toán xây dựng nên AI được thiết kế để không phân biệt dựa trên giới tính, sắc tộc hay tôn giáo, sự thiên vị vẫn tìm được cách len lỏi vào hệ thống phức tạp này. Ví dụ được đưa ra là Amazon trong năm 2018 đã phải loại bỏ một AI chuyên lọc hồ sơ ứng viên vì nó có thái độ phân biệt đối xử với phụ nữ.Vì hồ sơ của những người thành công tại Amazon trong 10 năm qua hầu hết đều là nam giới và AI lại thu thập thông tin từ chúng để tổng hợp ra dữ liệu về người được tuyển dụng phù hợp nhất. Do đó, AI kết luận nó cần ưu tiên nam giới hơn và hạ điểm những đơn xin việc có chứa từ khóa “nữ” hoặc “nữ giới”.
Tuy nhiều chính phủ đã xây dựng một chiến lược về phát triển AI, thế giới chưa có một hệ thống điều chỉnh cụ thể và thống nhất dành cho hoạt động này. Những chính sách bảo mật thông tin người dùng tại châu Âu và Mỹ hay bộ nguyên tắc quản lý AI của G20 là những bước tiến đầu tiên, song các doanh nghiệp công nghệ lo ngại chúng quá cứng nhắc và sẽ “bóp nghẹt” tiềm năng của lĩnh vực còn non trẻ này. Nếu không muốn điều đó xảy ra, các công ty phải chủ động tham gia xây dựng bộ quy tắc ứng xử về dữ liệu trong hoạt động phát triển AI. Khi AI tiếp tục được nghiên cứu rõ hơn, sẽ có những hướng dẫn đạo đức và quy chuẩn kỹ lưỡng được đưa ra để giúp củng cố lòng tin vào các công ty sử dụng thông tin cá nhân để phát triển công nghệ này.Khi đó, những quy định cấp chính phủ về AI có thể được hoàn thiện, giúp các công ty và tổ chức vừa tận dụng được sức mạnh của AI, vừa tuân thủ những quy tắc đạo đức về dữ liệu và bảo mật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và mặt trái
06:00' - 02/05/2019
Nhiều ý kiến cho rằng các quốc gia đang phát triển có thể nhanh chóng khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng năng suất và tạo ra bước nhảy vọt ngoạn mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo của TTXVN đoạt Giải thưởng xuất sắc chất lượng của OANA
22:53' - 19/04/2019
Tổng thư ký Tổ chức các Hãng thông tấn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (OANA) đã công bố chủ nhân của “Giải thưởng xuất sắc chất lượng thông tấn” của OANA thuộc về TTXVN và Tân Hoa xã.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.