Triển vọng sáng của các thị trường trái phiếu lợi suất thấp tại châu Á
Và họ có lý do chính đáng để kỳ vọng như vậy.
Một nghiên cứu của Bloomberg về hai trong số các thị trường có lợi suất thấp nhất trong khu vực châu Á là Hàn Quốc và Thái Lan, và hai thị trường có mức lợi suất trái phiếu cao nhất là Indonesia và Ấn Độ, cho thấy các thị trường có lợi suất thấp đã thu hút được nhiều tiền đầu tư hơn trong quý II/2021, và họ cũng đưa ra mức chênh lệch lớn hơn về lợi suất với trái phiếu chính phủ Mỹ.Động thái trên diễn ra khá hợp lý giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã “đánh tiếng” về khả năng ngân hàng này dự định thu hẹp quy mô chương trình thu mua trái phiếu trong những tháng tới.
Điều này có thể tác động tiêu cực lớn hơn đến các trái phiếu rủi ro và có lợi suất cao hơn ở những nước như Ấn Độ và Indonesia.
Hàn Quốc đã chứng kiến dòng vốn kỷ lục đổ vào thị trường trái phiếu, trong khi Ấn Độ chứng kiến dòng vốn rút khỏi thị trường trong nước mạnh hơn.
Trong quý II/2021, nhà đầu tư quan tâm đặc biệt tới thị trường trái phiếu Hàn Quốc, với dòng vốn chảy vào ròng tăng lên mức kỷ lục 33 tỷ USD, nâng tổng số vốn thu hút từ trái phiếu của nước này trong năm nay lên 62 tỷ USD.
Thái Lan cũng thu hút hơn 2,4 tỷ USD từ việc bán trái phiếu, mức cao nhất kể từ quý III/2018. Indonesia ghi nhận dòng vốn ròng rút khỏi thị trường lên tới 2,5 tỷ USD, trong khi con số này của Ấn Độ là 1,1 tỷ USD.
Lee Mi Seon, một nhà phân tích tại Hana Financial Investment Co. có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc) nhận định, dòng tiền được dự báo sẽ tiếp tục đổ vào thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong thời gian này, vì lợi suất trái phiếu ngắn hạn của Mỹ có thể sẽ ở mức thấp ít nhất cho đến khi Fed bắt đầu tăng lãi suất.
Mặc dù chênh lệch lợi suất giữa các nước châu Á mới nổi có vẻ hấp dẫn, nhưng các quốc gia ở Nam Á và Đông Nam Á nói riêng cần đạt được tiến triển trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 trước khi dòng vốn quay trở lại.
Indonesia đã công bố số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo triển khai các “biện pháp khẩn cấp" vào ngày 1/7./.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Đã có 410 hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm được giao dịch
11:02' - 29/06/2021
Toàn thị trường trái phiếu phái sinh có 147.398 hợp đồng được giao dịch trong phiên đầu tiên ngày 28/6; trong đó, khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ 10 năm đạt 410 hợp đồng.
-
Tài chính & Ngân hàng
G20 bị hối thúc trong hoán đổi trái phiếu kiểu Brady
16:10' - 28/06/2021
Ba nhóm tư vấn ngày 28/6 đã hối thúc nhóm G20 thành lập một công cụ mới của toàn cầu để bảo lãnh trái phiếu mới kiểu Brady mà các chủ nợ tư nhân có thể hoán đổi nợ cũ với mức giảm giá trị đáng kể.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga chuẩn bị phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng ngoại tệ
06:40' - 19/06/2021
Bộ Tài chính Nga vừa thông báo nước này đã chọn ba ngân hàng quốc doanh lớn để tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng ngoại tệ (Eurobond) trong năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
BNP Paribas công bố kế hoạch tài trợ cho khai thác dầu
10:02'
Ngân hàng BNP Paribas của Pháp ngày 24/1 cho biết sẽ cắt giảm 80% tài trợ cho hoạt động khai thác dầu vào năm 2030, sau khi cắt giảm 25% vào năm 2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023
11:25' - 26/01/2023
FSC có kế hoạch dỡ bỏ chính sách đăng ký bắt buộc hiện có đối với những người nước ngoài đầu tư vào chứng khoán Hàn Quốc trong năm 2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF duyệt khoản viện trợ khẩn cấp 105 triệu USD cho Haiti
07:06' - 25/01/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp 105 triệu USD cho Haiti - quốc gia đang trải qua khủng hoảng nhân đạo trầm trọng hơn do lạm phát toàn cầu gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về tình hình tài khóa "chưa từng có"
09:16' - 24/01/2023
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua dự thảo ngân sách kỷ lục 114.380 tỷ yên cho tài khóa 2023, bắt đầu từ ngày 1/4 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Brazil, Argentina lên kế hoạch cho một đồng tiền chung
08:30' - 23/01/2023
Các chính trị gia của cả hai quốc gia đã thảo luận về ý tưởng này vào năm 2019, nhưng đã vấp phải sự phản đối từ Ngân hàng Trung ương Brazil vào thời điểm đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dẫn vốn cho tăng trưởng xanh - Bài cuối: Những gợi mở về chính sách
21:22' - 22/01/2023
Sau Hội nghị COP 26, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn liên quan đến thể chế, chính sách cần phải tháo gỡ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dẫn vốn cho tăng trưởng xanh - Bài 3: Tiềm năng trái phiếu xanh
21:06' - 22/01/2023
Ở Việt Nam, dù số lượng lô trái phiếu xanh phát hành thành công chỉ mới đếm trên đầu ngón tay, song giới phân tích dự báo đây sẽ là xu hướng huy động vốn mới trong thời gian tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dẫn vốn cho tăng trưởng xanh - Bài 2: Thúc đẩy đầu tư xanh ở khối tư nhân
20:44' - 22/01/2023
Trong bối cảnh tín dụng ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu thì việc kêu gọi, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng cho tiến trình xanh hóa nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dẫn vốn cho tăng trưởng xanh – Bài 1: Hàng tỷ USD chảy vào các dự án xanh
20:26' - 22/01/2023
Sau cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại COP 26, dòng vốn ngoại thông qua các tổ chức, định chế tài chính quốc tế ghi nhận chảy mạnh vào các dự án xanh Việt Nam trong năm 2022.