Trung Quốc áp thuế 80,5% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia
Chính phủ Trung Quốc ngày 18/5 thông báo áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với tổng mức thuế 80,5% đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Australia trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết một cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2018 đã đưa ra kết luận rằng Australia đã bán phá giá và gây thiệt hại đáng kể cho ngành công nghiệp nội địa của nước này.
Theo Bộ này, mức thuế chống bán phá giá 73,6% sẽ được áp dụng đối với tất cả các công ty, trong đó có bốn nhà xuất khẩu lúa mạch là Iluka Trust, Kalgan Nominees Pty Ltd, JW & JI Mcdonald & Sons và Haycroft Enterprises, cũng như mức thuế chống trợ cấp là 6,9%.
Hai loại thuế quan trên đối với lúa mạch sẽ được áp dụng ngay từ ngày 19/5 và có hiệu lực trong vòng 5 năm.
Australia hiện là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu vào khoảng 1,5-2 tỷ AUD (800 triệu-1,3 tỷ USD) mỗi năm, chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu lúa mạch của Australia. Lúa mạch xuất khẩu được sử dụng trong sản xuất bia và làm thức ăn chăn nuôi.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho rằng quyết định của Trung Quốc đã gây “thất vọng sâu sắc”. Ông Birmingham tuyên bố Australia không chấp nhận các căn cứ của quyết định này và sẽ đánh giá chi tiết các kết luận của cuộc điều tra trong khi xem xét các bước tiếp theo, bao gồm việc thực hiện quyền kháng cáo./.
>>Phản ứng của Australia về quyết định áp thuế nông sản mới của Trung Quốc
- Từ khóa :
- trung quốc
- australia
- áp thuế nông sản
- lúa mỳ
- thuế nhập khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn liên lạc với Australia để giải quyết việc cấm nhập thịt bò
11:58' - 18/05/2020
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn ngày 18/5 khẳng định nước này và Trung Quốc vẫn đang liên lạc với nhau để giải quyết vấn đề buôn bán thịt bò và lúa mạch.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt Nam ở Australia định hướng lại chiến lược kinh doanh để vượt khó
16:08' - 12/05/2020
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Australia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thách thức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định hiệu quả của vaccine nước này với các biến thể SARS-CoV-2
21:53' - 01/03/2021
Nga hiện đã cấp phép sử dụng 3 loại vaccine ngừa COVID-19 gồm Sputnik V, EpiVacCorona và CoviVac.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nghiên cứu kế hoạch cấp phép bay trở lại với Boeing 737 MAX
19:57' - 01/03/2021
Theo Cục phó CAAC, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra kỹ thuật chuyên sâu và toàn diện đối với máy bay Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
"Tâm dịch" khu chợ hải sản ở Thái Lan mở cửa trở lại
15:12' - 01/03/2021
Chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon từng là tâm dịch của làn sóng bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lần thứ hai ở Thái Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hướng tới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh trước cuối năm
14:48' - 01/03/2021
Mỹ có thể sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong độ tuổi học trung học trước mùa Thu năm nay và những trẻ nhỏ hơn trước cuối năm và đầu năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tái tranh cử
08:03' - 01/03/2021
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/2 đã để ngỏ khả năng tái tranh cử vào năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đang phục hồi ra sao?
07:03' - 01/03/2021
Dựa trên các thông số và chính sách, các nhà phân tích đã đưa ra nhận định về triển vọng và xu hướng phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do kinh tế Trung Quốc không thể vượt Mỹ vào năm 2050
06:30' - 01/03/2021
Tạp chí Newsweek Japan cho rằng có nhiều yếu tố khiến kinh tế Trung Quốc không thể vượt qua Mỹ vào năm 2050.
-
Kinh tế Thế giới
Jordan: Hai bộ trưởng bị sa thải vì vi phạm quy định giãn cách xã hội
22:01' - 28/02/2021
Ngày 28/2, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp của Jordan đã bị sa thải vì tham gia một bữa tiệc tối tại một nhà hàng, vi phạm quy định phòng dịch mà chính hai bộ này phụ trách việc thực thi.
-
Kinh tế Thế giới
Nga phóng vệ tinh đầu tiên giám sát khí hậu Bắc Cực
17:06' - 28/02/2021
Cơ quan cũ trụ liên bang Nga Roscosmos cho biết ngày 28/2, một tên lửa Soyuz đã đưa vệ tinh đầu tiên của Nga giám sát khí hậu của vùng Bắc Cực.