Trung Quốc đang âm thầm mở rộng ảnh hưởng kinh tế ở vùng Vịnh
Theo hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã, tại cuộc họp, các bên đã cam kết “làm sâu rộng hơn hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau và nắm bắt các triển vọng mới nhằm xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Arập với tương lai chia sẻ”.
Trang mạng World Politics Review nhận định cuộc họp được kỳ vọng sẽ làm mới các cuộc tranh luận về bản chất ảnh hưởng của Trung Quốc ở các quốc gia Arập vùng Vịnh.Trong tình hình hiện nay, “giới diều hâu” về Trung Quốc tại Mỹ thường cường điệu hóa sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh ở khu vực bằng cách tập trung vào các mối đe dọa từ các công ty như tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei hay BGI Group – một công ty di truyền học liên quan đến việc xây dựng các trung tâm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở khắp Trung Đông.
Trong khi đó, các nhà phân tích khác hạ thấp ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở khu vực, trích dẫn hồ sơ về chi tiêu vốn, tạo công ăn việc làm và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cả hai quan điểm đều đáng xem xét, nhưng mỗi quan điểm đều bỏ lỡ một điểm quan trọng, đó là ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng Vịnh được đánh giá tốt nhất theo cách gián tiếp.
Trung Quốc tiêu thụ phần lớn lượng dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu của vùng Vịnh, tích cực đầu tư vào các thực thể có liên kết với nhà nước và cung cấp các dịch vụ số cho dân số mà phần lớn là thanh niên của khu vực này.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và sự hỗn loạn của giá dầu vào thời điểm đầu năm 2020 đã tạo cơ hội để Trung Quốc tăng cường và mở rộng các khía cạnh ảnh hưởng kinh tế của nước này, đặc biệt trong trung và dài hạn.
Riêng khu vực dầu khí chiếm hơn 70% nguồn thu chính phủ của hầu hết các quốc gia Arập vùng Vịnh và Trung Quốc là khách hàng chính đối với việc xuất khẩu dầu khí của khu vực này.
Trong khi các quốc gia vùng Vịnh đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế, chi tiêu chính phủ và các ngành công nghiệp có liên quan đến hợp chất hydrocarbon vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế khu vực.
Do đó, Bắc Kinh đóng một vai trò chính, mặc dù là gián tiếp, đối với khả năng của các chính phủ vùng Vịnh nhằm phân bổ chi tiêu vốn, tạo cơ hội công ăn việc làm, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và thực hiện các sáng kiến kinh tế nhằm thu hút đầu tư.
Tỷ lệ xuất khẩu hợp chất hydrocarbon của vùng Vịnh dành cho Trung Quốc không chỉ tăng trong những năm gần đây, mà còn rất cao ở một số nước.
Hàng năm, Trung Quốc đã tiêu thụ hơn 70% tổng xuất khẩu dầu thô của Oman kể từ năm 2014 và con số này đã tăng lên gần 90% trong tháng 4 và tháng 5 năm nay. Saudi Arabia đã xuất khẩu khoảng 1/3 dầu mỏ sang Trung Quốc trong tháng Năm, tăng so với mức trung bình hàng năm khoảng 13,6% của năm 2014.
Năm 2019, Saudi Arabia đã tăng xuất khẩu dầu thô hàng năm sang Trung Quốc thêm 47% và đã vượt Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc. Xu hướng này cũng tương tự ở các nước khác, mặc dù ít cực đoan hơn.
Việc Bắc Kinh tiêu thụ xuất khẩu dầu thô của Kuwait cũng đã tăng trưởng đều đặn từ 10,8% năm 2014 lên 23% trong năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Qatar cũng đã tăng gấp đối từ 10% lên 20% trong cùng kỳ.
Sự sụp đổ gần đây của các thị trường dầu lửa trong bối cảnh đại dịch bệnh COVID-19 làm tăng sự cấp thiết trong nỗ lực của các quốc gia vùng Vịnh nhằm tạo ra các nguồn thu mới.
Việc tư nhân hóa các công ty liên quan đến chính phủ và các hình thức đối tác công tư khác là những nhân tố trung tâm của chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế đang chuyển động chậm chạp của những quốc gia trong khu vực.
Đối mặt với các khoản thâm hụt tài khóa mà có thể tăng lên tới 25% GDP trong năm 2020, chính phủ các nước vùng Vịnh đang đẩy nhanh những sáng kiến này và thu hút các nhà đầu tư. Điều này đã mang đến những cơ hội hiệu quả về chi phí để các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng chỗ đứng của họ trong các khu vực chiến lược ở vùng Vịnh.
Các quan hệ đối tác đầu tư Trung Quốc-vùng Vịnh trước đây tạo ra một khuôn mẫu cho các thỏa thuận trong tương lai. Tháng 12/2019, Chính phủ Oman đã huy động được 1 tỷ USD nhờ bán 49% cổ phần trong Công ty truyền tải điện lực Obama cho Công ty lưới điện quốc gia Trung Quốc – một tập đoàn điện lực do nhà nước sở hữu.
Tương tự, hồi tháng Năm, Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã hoàn thành việc mua 49% cổ phần của công ty năng lượng tái tạo thuộc tập đoàn ACWA Power đặt tại Saudi Arabia – một công ty chuyên về sản xuất điện và khử mặn.
SRF và các công ty do nhà nước sở hữu khác của Trung Quốc, bao gồm tập đoàn Sinopec và China Investment Corp, đã thảo luận về triển vọng tham gia vào đợt chào bán cổ phần đầu tiên của tập đoàn Aramco của Saudi Arabia.
Mặc dù những khoản đầu tư này không thành hiện thực, song các nhà đầu tư nhà nước Trung Quốc vẫn là các đối tác quan trọng với các sáng kiến tương lai.
Ngay cả khi các sáng kiến phát triển quy mô lớn và các dự án hạ tầng khu vực có thể bị đình trệ vì lý do ngân sách, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ dựa trên công nghệ và dịch vụ cho các chính phủ và các doanh nghiệp thương mại ở vùng Vịnh.
Tháng trước, công ty đầu tư Batic của Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận với tập đoàn Huawei để xây dựng các thành phố thông minh ở nước này.
Hồi tháng Năm, Bộ Thông tin và Truyền thông Oman cũng đã ký một thỏa thuận với Huawei để thúc đẩy hạ tầng số của Oman và hỗ trợ tăng trưởng lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Tương tự, Cơ quan điện, nước của Dubai và Huawei cũng đang xem xét về các cách thức để thúc đẩy hợp tác chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
Tầng lớp thanh niên và người dân ở vùng Vịnh ngày càng trở nên quen thuộc với các dịch vụ số và các ứng dụng từ Trung Quốc, mở đường cho hàng thập kỷ tham gia tiêu dùng.
Nhắm đến mục tiêu tầng lớp thanh niên của khu vực có thể đem lại những lợi tức đáng kể cho các công ty Trung Quốc khi mà tỷ lệ dân số ở các quốc gia Arập vùng Vịnh có độ tuổi dưới 25 tương đối cao, khoảng từ 25% ở Qatar đến 50% ở Oman.
Đồng thời, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Huawei cũng đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tăng thị phần toàn cầu và tăng doanh thu quốc tế.
Thu nhập bình quân đầu người tương đối cao và mức độ thâm nhập Internet trong tầng lớp thanh niên ở khu vực vùng Vịnh đã làm tăng sự hấp dẫn của phân khúc khách hàng này.
Một ví dụ minh họa là TikTok, ứng dụng chia sẻ video lan truyền của công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc. TikTok mở văn phòng khu vực tại Dubai năm 2018.
Đến năm sau, Saudi Arabia được xếp hạng thứ tám trong số các nước có nhiều người sử dụng ứng dụng này nhất, với gần 10 triệu tài khoản đăng ký.
Trong khi đó, Tencent cũng tung ra trò chơi nổi tiếng “Arena of Valor” của mình ở Trung Đông vào tháng Tư như một phần của nỗ lực để thu một nửa doanh thu từ trò chơi ở nước ngoài.
Một ứng dụng nổi tiếng khác của Tencent là WeChat với hơn 1 tỷ người đăng ký sử dụng, mà có thể ứng dụng cho tất cả mọi thứ từ nhắn tin xã hội cho đến thanh toán di động.
Tencent đang mở rộng các thiết bị đầu cuối WeChat Pay và các dịch vụ hỗ trợ ở Tiểu các vương quốc Arập thống nhất (UAE) cùng Dubai cũng đã ký thỏa thuận với tập đoàn Terminus Technologies của Trung Quốc làm đối tác người máy chính thức cho sự kiện World Expo, dự kiến bắt đầu vào tháng 10/2021.
Các quan chức Saudi Arabia cũng thông báo, eWTP Arabia, một quỹ chuyên về công nghệ có liên kết với Tập đoàn Alibaba, sẽ xây dựng các trụ sở ở dự án Media City – một trung tâm truyền thông kỹ thuật số của Saudi Arabia.
Sự "khao khát" của Trung Quốc đối với các mặt hàng có liên quan đến hợp chất hydrocarbon có thể sẽ giảm trong tương lai và động lực thị trường năng lượng mới có thể sẽ thay đổi vị trí của Trung Quốc trong các lĩnh vực dầu lửa và khí đốt ở vùng Vịnh.
Trong khi đó, sự can dự đang diễn ra của Trung Quốc đối với các khu vực phi dầu mỏ của khu vực sẽ tiếp tục gia tăng.
Điều này không chỉ đảm bảo Trung Quốc có một chỗ đứng trong lĩnh vực kinh tế của vùng Vịnh ngày hôm nay, mà còn đưa Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế có ảnh hưởng ở các nền kinh tế vùng Vịnh nổi lên, mà có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, trong những thập kỷ sắp tới./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- mỹ
- quan hệ mỹ trung
- các nước vùng vịnh
- huawei
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức đóng cửa Lãnh sự quán tại Thành Đô (Trung Quốc)
10:53' - 27/07/2020
Giới chức Trung Quốc ngày 27/7 đã tiếp quản tòa nhà nơi từng là Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô (Chengdu), tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam nước này.
-
Hàng hoá
Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh không gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ tới tháng 7
20:48' - 08/06/2020
Saudi Arabia và các đồng minh vùng Vịnh không có kế hoạch gia hạn việc tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong tháng 7 tới, do thời hạn đặt ra ban đầu chỉ là trong tháng 6 này.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai bấp bênh của lao động nhập cư ở vùng Vịnh giữa dịch bệnh
21:42' - 30/03/2020
Hàng chục nghìn công nhân đang bị giới nghiêm tại Khu công nghiệp Doha của Qatar sau khi hàng chục lao động tại đây có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 làm tăng rủi ro đối với các nền kinh tế vùng Vịnh
08:40' - 18/02/2020
Theo S&P, dịch COVID-19 đang làm gia tăng rủi ro kinh tế với triển vọng tăng trưởng kinh tế vùng Vịnh, trong đó có giá dầu mỏ và mức xếp hạng tín dụng của nhiều doanh nghiệp trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.