Trung Quốc phạt hai nhà sản xuất thép do vi phạm quy định về cắt giảm công suất
Động thái trên là nỗ lực mới nhất của các nhà chức trách trung ương Trung Quốc để đẩy mạnh việc giảm công suất trong các ngành công nghiệp nặng đang trong tình trạng bão hòa, đặc biệt là than và thép.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh công suất kể từ đầu năm nay, với việc đóng cửa các mỏ than và các nhà máy hoạt động không hiệu quả và dừng cấp phép cho các dự án mới. Cho đến cuối tháng 10/2016, công suất thép của nước này giảm tổng cộng 45 triệu tấn và công suất than giảm 250 triệu tấn, đáp ứng các mục tiêu cả năm sớm hơn dự kiến.
Tuy nhiên, có những vấn đề nảy sinh là một số công ty bị phát hiện là đã âm thầm tăng công suất khi tình trạng mất cân đối cung cầu ngoài dự kiến đã đẩy giá than và thép lên.
Công ty Huada Steel ở tỉnh Giang Tô thuộc miền Đông và Anfeng Steel ở tỉnh Hà Bắc thuộc miền Bắc đã bị nêu tên trong một cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các báo cáo chính thức chỉ ra rằng Huada Steel đã tăng sản xuất các loại thép chất lượng thấp ở các nhà máy nhỏ một cách bất hợp pháp và Anfeng Steel đã triển khai các dự án mới mà không được phép của chính phủ. Theo tuyên bố sau cuộc họp, các công ty này đã gây ra ảnh hưởng rất xấu và làm gián đoạn nỗ lực giảm công suất dư thừa trong ngành thép.
Tuyên bố của cuộc họp nói rằng hai trường hợp trên đã phơi bày thực tế quản lý của các chính quyền địa phương. Tỉnh Giang Tô được chỉ đạo phải giảm mức tiêu thụ và sản xuất loại thép kém chất lượng, và tình trạng tăng công suất trái phép, còn tỉnh Hà Bắc phải bỏ các lò cao không hiệu quả với công suất dưới 1.000 m3 và các lò chuyển dưới 100 tấn.
Chính phủ Trung Quốc sẽ tiến hành một chiến dịch giám sát và đánh giá việc cắt giảm công suất trong các ngành than, thép, xi măng và kính của các chính quyền địa phương.
Các nhà chức trách trung ương hy vọng hai trường hợp trên sẽ cảnh báo các doanh nghiệp và các quan chức về nỗ lực cắt giảm công suất.
Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong năm nay, Trung Quốc vẫn đối mặt với một chặng đường gian nan trong việc giảm quy mô các ngành dư thừa công suất và đây vẫn là điều được đặc biệt ưu tiên trong năm tới.
Trong giai đoạn 2016-2020, Trung Quốc đặt mục tiêu giảm công suất thép 100-150 triệu tấn và than 500 triệu tấn.
>>> Trung Quốc sẽ điều chỉnh giảm hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FDI vào Trung Quốc tiếp tục ổn định
13:20' - 27/12/2016
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2016 vẫn ổn định so với năm 2015, trong khi vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này dự kiến tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách trắng về ngành vũ trụ 2016
12:37' - 27/12/2016
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 27/12, Văn phòng Báo chí Chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về ngành vũ trụ Trung Quốc năm 2016.
-
Hàng hoá
Lào tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
06:32' - 27/12/2016
Lào có kế hoạch tăng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2017 sau khi nhận thấy thị trường đông dân nhất thế giới này đánh giá cao chất lượng gạo xuất khẩu của Lào.
-
Chuyển động DN
BMW thu hồi gần 200.000 chiếc xe tại thị trường Trung Quốc
20:28' - 26/12/2016
Hãng chế tạo ô tô hạng sang BMW của Đức vừa thông báo sẽ thu hồi gần 200.000 xe tại thị trường Trung Quốc do lỗi túi khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.