Trung Quốc: Tham vọng phát triển Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau
Tài liệu gồm 11 chương này cung cấp các yêu cầu tổng thể, bố cục không gian, thiết lập trung tâm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ, kết nối cơ sở hạ tầng, hình thành các sản nghiệp hiện đại có sức cạnh tranh quốc tế, xây dựng văn minh sinh thái, hình thành khu vực sinh sống đáng sống, đáng làm việc và đáng du lịch.
Cương yếu cũng đưa ra kế hoạch cho sự phát triển của từng thành phố, trong số 11 thành phố Hong Kong, Macau, Quảng Châu và Thâm Quyến đóng vai trò trọng yếu.
Các thành phố lớn của Khu Vịnh lớn sẽ trở thành trung tâm trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó Hong Kong sẽ tập trung vào tài chính quốc tế, vận tải và thương mại; Macau sẽ là một thành phố du lịch quốc tế và là nơi giao thương với các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha; Quảng Châu là trung tâm thương mại và công nghiệp quốc tế, trung tâm vận tải tích hợp, trung tâm thương mại khu vực về vốn cổ phần tư nhân, quyền tài sản và hàng hoá; Thâm Quyến sẽ mở rộng vai trò là một đặc khu kinh tế và trung tâm công nghệ; các thành phố còn lại được xác định sẽ phát triển thông qua việc tận dụng tối đa các đặc điểm riêng biệt của từng thành phố.
Cương yếu cũng chú trọng giải quyết vấn đề đang gây trở ngại trong sự hợp tác giữa Hong Kong, Macau và Đại lục bởi sự khác biệt về hệ thống xã hội, pháp lý và hải quan, điều đã cản trở dòng tài nguyên tự do lưu thông, tăng cường động lực mới vào sự phát triển của Hong Kong và Macau.
Theo đó, vai trò của Hong Kong được tăng cường như một trung tâm tài chính, vận tải và thương mại quốc tế cũng như trung tâm kinh doanh đồng nhân dân tệ (NDT) ở nước ngoài, là nền tảng tài chính và đầu tư cho Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Macau được hỗ trợ để trở thành trung tâm thanh toán đồng NDT cho các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha, nghiên cứu thành lập sàn chứng khoán giao dịch bằng đồng NDT ở Macau .
Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau bao gồm hai Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong, Macau và 9 thành phố của tỉnh Quảng Đông: Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh với tổng diện tích 56.000 km2 và dân số khoảng 70 triệu người.
Đây là một trong những khu vực có tốc độ mở cửa cao nhất, kinh tế sôi động nhất và có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong đại cục phát triển của Trung Quốc.
Việc xây dựng Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau là chiến lược quốc gia do đích thân Chủ tịch nước Tập Cận Bình đưa ra, bố trí và thúc đẩy, là hành động thúc đẩy hình thành cục diện mới mở cửa toàn diện trong thời đại mới, đồng thời là thực tiễn mới thúc đẩy phát triển chính sách “một nước hai chế độ”.
Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau được xây dựng nhằm thúc đẩy thực hiện “một nước, hai chế độ”, tăng cường hợp tác giao lưu giữa Đại lục với Hong Kong và Macau, tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội của Hong Kong, Macau, tăng cường sự hội nhập giữa Hong Kong, Macau với Đại lục; duy trì ổn định phồn vinh và lâu dài của Hong Kong, Macau; là trụ cột quan trọng để kết nối Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Hợp tác sâu rộng Quảng Đông - Hong Kong - Macau sẽ nâng cao trình độ nhất thể hóa thị trường Khu Vịnh lớn, kết nối toàn diện hệ thống quy tắc thị trường tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường xây dựng thể chế mới kinh tế theo hình thức mở cửa, hình thành bố cục mở cửa toàn diện, cùng tạo ra ưu thế mới hợp tác kinh tế thương mại quốc tế, tạo ra trụ cột vững chắc cho việc xây dựng BRI, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng và tạo ra hệ thống ngành nghề hiện đại có sức cạnh tranh quốc tế.
Mục tiêu được đặt ra là sẽ xây dựng nền kinh tế kiểu mới mang tính sáng tạo tại Khu Vịnh lớn, góp phần thúc đẩy cải cách toàn diện tại Trung Quốc. Trong tương lai, Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau sẽ trở thành một quần thể thành phố mang tầm quốc tế năng động, một trung tâm sáng tạo khoa học công nghệ, trung tâm công nghệ có ảnh hưởng lớn; là trụ cột quan trọng của việc xây dựng BRI và là biểu tượng của sự hợp tác sâu rộng giữa Đại lục với Hong Kong và Macau.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt ra hai mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, đến năm 2022, cơ bản hình thành tổ hợp thành phố mang tầm thế giới và khu vực vịnh hàng đầu quốc tế. Thứ hai, đến năm 2035, hình thành mô hình phát triển và hệ thống kinh tế lấy sáng tạo làm trụ cột chính, thực lực kinh tế, thực lực khoa học kỹ thuật có bước nhảy vọt, sức cạnh tranh và ảnh hưởng quốc tế không ngừng gia tăng; việc kết nối trình độ cao thị trường Khu Vịnh lớn cơ bản được thực hiện.
Khi được hỏi về việc Trung ương và Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành “Cương yếu Quy hoạch phát triển Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong – Macau”, trong quá trình phát triển Khu Vịnh lớn này, Trung Quốc sẽ triển khai hợp tác như thế nào với nước ngoài, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc thực hiện chiến lược mở cửa đối ngoại, trước sau như một mở cửa để xây dựng đất nước.
Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển Khu vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau Trung Quốc hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào tiến trình có liên quan, chia sẻ những cơ hội mà sự phát triển của đem lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Hàn Quốc hy vọng Thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 đạt "bước tiến mới"
14:58' - 26/02/2019
Ngày 26/2, Trung Quốc và Hàn Quốc bày tỏ hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 có thể đạt "bước tiến mới", hướng tới phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Mỹ và Trung Quốc đang tiến “rất gần” đến thỏa thuận thương mại
10:55' - 26/02/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức một “sự kiện thượng đỉnh” để ký kết một thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Bất động sản
Giá nhà tại Trung Quốc ổn định trong tháng 1/2019
07:31' - 25/02/2019
Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết giá nhà tại 70 thành phố lớn của nước này vẫn tương đối ổn định trong tháng đầu năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có 16 thành phố trong Câu lạc bộ nghìn tỷ Nhân dân tệ
07:39' - 20/02/2019
Ninh Ba và Trịnh Châu đã trở thành hai thành phố mới nhất ở Trung Quốc có mức GDP hơn 1.000 tỷ NDT.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Một ngân hàng châu Âu đồng ý thanh toán phí quá cảnh dầu khí Nga tới Trung Âu
18:34'
Một ngân hàng châu Âu đồng ý xử lý một khoản thanh toán cho việc vận chuyển dầu của Nga qua Ukraine , qua đó loại bỏ nguyên nhân dẫn đến việc ngừng cung cấp dầu mỏ cho Trung Âu trong tuần trước.
-
Kinh tế Thế giới
Anh ngày càng tiến gần đến nguy cơ suy thoái kinh tế
16:09'
Kinh tế Anh đã giảm trong quý II vừa qua trong bối cảnh nền kinh tế nước này được dự báo có nguy cơ rơi vào suy thoái dưới thời một thủ tướng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hợp tác với cơ quan điều tra
13:39'
Ngày 11/8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các luật sư và đại diện của ông “đang hợp tác đầy đủ” với cơ quan chức năng.
-
Kinh tế Thế giới
Ứng cử viên Thủ tướng Anh đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng
12:32'
Tờ The Times dẫn lời Ứng cử viên Thủ tướng Anh nêu rõ kế hoạch bao gồm biện pháp giảm thuế giá trị gia tăng để giúp mỗi hộ gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 200 bảng Anh (244 USD).
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức có thể "mắc cạn" do mực nước sông Rhine xuống thấp
08:29'
Nền kinh tế Đức có nguy cơ rơi vào tình trạng “mắc cạn” khi mực nước sông Rhine xuống mức thấp gây khó khăn cho việc vận tải hàng hóa trên sông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xác nhận FBI đang điều tra cựu Tổng thống Donald Trump
07:46'
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland xác nhận các đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã khám xét nhà riêng của cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Ấn Độ trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản
05:30'
Các nhà phân tích lập luận rằng Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hợp đồng sản xuất cho các công ty hàng đầu của Mỹ, thì cũng có tiềm năng trở thành điểm đến thay thế cho chuỗi cung ứng của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
22:09' - 11/08/2022
Giá sản xuất của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng 7/2022, giữa bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm và lạm phát của nhà sản xuất cơ bản dường như đang có xu hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phạt 11 nhà sản xuất thép gần 200 triệu USD do ấn định giá thầu
19:13' - 11/08/2022
Hàn Quốc quyết định áp dụng khoản phạt tổng cộng 256,5 tỷ won (tương đương 197,5 triệu USD) đối với nhà sản xuất thép số 2 của nước này, Hyundai Steel Co., và 10 công ty khác, do ấn định giá thầu.