Trung Quốc tiếp tục mua than của Australia
Nhà phân tích Vivek Dhar của Bộ phận Nghiên cứu Thị trường Toàn cầu, ngân hàng Commonwealth, hôm 30/11 tiết lộ, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,8 triệu tấn than của Australia vào tháng trước, trong đó 72% là loại than nhiệt.
Ông Dhar cho biết, hải quan Trung Quốc thông quan vào tháng trước đã cho phép giải phóng số lượng than trên của Australia vốn đang nằm chờ tại các kho dự trữ tại cảng của nước này, là để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong lĩnh vực điện và than của cường quốc số một châu Á này.
Đây là lần mua than "chính thức" đầu tiên kể từ tháng 11/2020 sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm không chính thức trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia gia tăng.Theo ông Dhar, mùa Đông lạnh giá đã khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc quan tâm theo dõi để đảm bảo có đủ nguồn cung than đáp ứng nhu cầu trong những tháng tới. Có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cho thông quan số lượng than của Australia đang được giữ tại cảng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Dhar cho rằng động thái trên chỉ là một bước đi mang “tính thực dụng” và khó có khả năng Trung Quốc sẽ nới lỏng một cách có ý nghĩa lệnh cấm không chính thức đối với than của Australia trong tương lai gần.Vị chuyên gia này nói, với những thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc kiềm chế cuộc khủng hoảng điện năng cho đến nay, thật khó chỉ ra một lý do hợp lý cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thực hiện thêm một bước là nới lỏng lệnh cấm không chính thức với Australia để thúc đẩy nhập khẩu than.
Ông Dhar cho biết, các thị trường khác sẽ tiếp tục là động lực chính của nhu cầu đối với than Australia trong tương lai gần và chiến lược này đã “khá thành công” kể từ khi Trung Quốc áp dụng lệnh cấm. Mặt khác, vào đầu năm nay, nhà sản xuất than Australia Whitehaven báo cáo rằng than sản xuất trong nước vẫn gián tiếp đến Trung Quốc thông qua các thị trường khác. Dữ liệu của Cục Thống kê Australia (ABC) hôm 30/11 cho thấy xuất khẩu của quốc gia này đã tăng 8% trong quý III/2021, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 2%, đem lại khoản thặng dư cao kỷ lục là 23,9 tỷ AUD (16,8 tỷ USD). Ông Andrew Tomadini, Trưởng bộ phận thống kê quốc tế của ABS, cho biết, những con số đạt được là nhờ giá xuất khẩu than và các nhiên liệu khoáng sản khác cũng như lượng nông sản xuất khẩu tăng cao. Không phải tất cả các lĩnh vực xuất khẩu của Australia đều vượt qua được khó khăn do các lệnh cấm thương mại của Trung Quốc, khi báo cáo xuất khẩu mới nhất của Hiệp hội rượu vang Australia cho biết giá trị xuất khẩu của mặt hàng này sụt giảm 24% xuống còn 2,27 tỷ AUD (1,5 tỷ USD) và giảm 17% về khối lượng trong năm tài khóa tính đến tháng 9/2021.Sự sụt giảm được cho là do Trung Quốc tăng mạnh thuế nhập khẩu và số lượng rượu vang dành cho xuất khẩu của Australia giảm trong giai đoạn 2018-2020./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường than thế giới tuần kết thúc 27/11: Giá than tại Nam Phi tăng
07:38' - 29/11/2021
Nhiệt độ trung bình hàng ngày ở một số quốc gia châu Âu giảm, cũng như sự không chắc chắn với sự ra mắt của Nord Stream 2, đã củng cố giá than nhiệt trên thị trường EU lên trên 165 USD/tấn.
-
Thị trường
Indonesia lên kế hoạch chuyển đổi than thành khí đốt để thay thế khí đốt tự nhiên
07:32' - 29/11/2021
Thông qua kịch bản khí hóa than thành dimethyl ether, chính phủ Indonesia đang tìm cách kéo dài thời gian sử dụng than làm năng lượng sơ cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16'
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ hôm nay 1/7 nhờ giảm thuế giá trị gia tăng
08:25'
Kể từ hôm nay 1/7, giá bán các mặt hàng xăng dầu các đồng loạt giảm do Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp
06:53'
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
-
Hàng hoá
Quảng Ninh thu giữ và tiêu hủy gần 17 tấn nhuyễn thể không rõ nguồn gốc
19:37' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, kiểm tra, thu giữ và xử lý tiêu hủy gần 17 tấn ngao và hàu sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm
17:47' - 30/06/2025
Cùng xu hướng biến động như tháng 6, giá gas bán lẻ trong nước tháng 7 tiếp tục giảm tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt
16:51' - 30/06/2025
Những lo ngại dai dẳng về triển vọng nhu cầu vẫn là một yếu tố kìm hãm đà giảm sâu của giá dầu
-
Hàng hoá
Kim loại đồng loạt tăng giá
09:34' - 30/06/2025
Diễn biến trái chiều giữa thị trường năng lượng và kim loại. Trong khi 5 mặt hàng năng lượng khép tuần giao dịch trong sắc đỏ thì thị trường kim loại chứng kiến toàn bộ các mặt hàng đồng loạt tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á kéo dài đà giảm do một loạt yếu tố bất lợi
07:51' - 30/06/2025
Giá dầu giảm trong sáng 30/6 trên thị trường châu Á, sau tuần thua lỗ nặng nề nhất trong hơn hai năm qua giữa lúc các quỹ phòng hộ bán tháo sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Iran – Israel.
-
Hàng hoá
Bước vào thế giằng co cung-cầu, giá dầu giảm 12% trong tuần qua
12:59' - 28/06/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/6, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4 xu (0,1%) lên 67,77 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 28 xu (0,4%), chốt phiên ở mức 65,52 USD/thùng.